(HBĐT) - Xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) có 219 hộ, 1.038 nhân khẩu. Dân tộc Mường chiếm hơn 90% dân số. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ trong xóm còn thờ ơ với văn hóa truyền thống. Trước thực tế đó, xóm Muôn đã quan tâm đến bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường như duy trì các lễ hội truyền thống, dạy đánh chiêng, tổ chức nhiều trò chơi dân gian.


Toàn xóm có 40 chiếc chiêng, trong đó có 20 chiêng cổ và 20 chiêng mua mới. Ban lãnh đạo xóm luôn có kế hoạch bảo tồn và phát huy tiếng chiêng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tại các cuộc họp xóm, cán bộ thường xuyên vận động người cao tuổi truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ con cháu. Xóm có một bộ chiêng gồm 12 chiếc phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần các cụ cao niên đến nhà văn hóa để dạy cách đánh chiêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Trong xóm có từ 20 - 30 cụ phụ trách dạy chiêng. Lúc đầu, trẻ em không hào hứng học nhưng với lòng nhiệt huyết, sự tận tình của các cụ cao niên, cùng với đó, bố mẹ phân tích về giá trị văn hóa dân gian đã làm thay đổi nhận thức, từ đó thiếu niên, nhi đồng trong xóm đã tích cực tham gia học đánh chiêng.


Người dân xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) tích cực tập đánh chiêng.

Mế Bùi Thị Hiếm chia sẻ: Năm nay đã 80 tuổi nhưng tôi luôn mong muốn và cố gắng truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ con cháu. Chiêng và sinh hoạt văn hóa chiêng có từ lâu đời, trở thành yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Mường. Chiêng Mường gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng người Mường. Trong các dịp lễ hội, tiếng chiêng trầm bổng, ngân vang khắp xóm. Chiêng còn được sử dụng là hiệu lệnh báo động khi có việc quan trọng như đám cưới, mừng nhà mới, đám tang đều cần có tiếng chiêng trầm đục, lặng buồn đưa đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên.

Ngoài giữ gìn và truyền dạy chiêng, xóm đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa Mường. Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu và tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Để bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường, hàng năm, vào các dịp lễ hội, Tết cổ truyền, xóm đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong lễ hội tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đánh mảng, đẩy gậy, đi cà kheo, đánh đu… Đặc biệt, hàng năm vào mồng 4 Tết, xóm tổ chức Lễ rước kiệu phục vụ lễ hội xuống đồng. Đoàn rước kiệu gồm 6 người đi đến từng gia đình chúc mừng một năm mới nhiều may mắn. Đây là một nghi thức truyền thống được giữ gìn từ đời này qua đời khác của người dân xóm Muôn.

Đồng chí Bùi Văn Phan, Trưởng xóm Muôn nhấn mạnh: Với mong muốn giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc Mường, xóm đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, trong đó coi trọng vai trò, uy tín của các cụ cao niên. Vào dịp lễ, Tết, nhất là ngày hội đại đoàn kết toàn dân, xóm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm nét văn hóa Mường. Người cao tuổi truyền dạy cho thế hệ trẻ qua tiếng nói, trang phục, cách đánh chiêng... Đội chiêng của xóm tham gia các chương trình hội diễn của huyện và đạt được nhiều kết quả cao. Để đạt được kết quả đó là cả quá trình vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

                                                                        Thu Thủy

 


Các tin khác


Nhà thơ Quang Dũng gắn bó sâu nặng với Tây Bắc và Hòa Bình

(HBĐT) - Năm 2017, những chiến sĩ Tây Tiến năm nào đã cùng nhau ôn lại truyền thống 70 năm thành lập Trung đoàn 52 Tây Tiến (1947 - 2017). Cùng hòa với lịch sử Trung đoàn Tây Tiến không thể không nhắc tới bài thơ "Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với chị Bùi Phương Thảo, con gái của nhà thơ tài hoa Quang Dũng…

Người có uy tín ở huyện Mai Châu góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

(HBĐT) - Không chỉ bảo ban con cháu trong gia đình, dòng họ gìn giữ gia phong, xây dựng nếp nhà yên ấm, những người có uy tín (NCUT) ở huyện Mai Châu còn đóng vai trò tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cuộc sống cộng đồng dân cư ngày càng tốt đẹp hơn.

Giải quyết khủng hoảng ở Cục Nghệ thuật Biểu diễn như thế nào?


Sự việc lùm xùm ở Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VHTT-DL làm mất uy tín của tổ chức công, gây bức xúc cho xã hội.

Bàn giải pháp đưa di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường vào danh sách các di sản

(HBĐT) - Sáng 25/5, Ban chỉ đạo về di sản văn hoá Mo Mường Hoà Bình tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm 2017 của BCĐ và bàn về việc đưa di sản văn hoá phi vật thể Mo Mường vào danh sách các di sản để xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tịch thu, tiêu hủy ấn bản mới ''Miếng ngon Hà Nội''


Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết Cục gửi công văn tới các tỉnh thành kiểm tra và tịch thu ấn bản mới Miếng ngon Hà Nội. Sau đó, Cục tiến hành tiêu hủy các bản sách sai phạm, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để đưa ra quyết định xử phạt.

Hội thảo khoa học đề xuất đặt tên công trình Dự án Bảo tồn Đền Thác Bờ

(HBĐT) - Sáng 23/5, Sở VH-TT&DL tổ chức tổ chức Hội thảo khoa học đề xuất đặt tên công trình thuộc Dự án Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ địa điểm xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở VH-TT&DL; Huyện ủy, UBND, các phòng, ban chức năng huyện Đà Bắc và Công ty CP ĐTNLXDTM Hoàng Sơn là chủ đầu tư dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục