(HBĐT) - Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia
đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của BCH Trung ương
Đảng "Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” xác định: "Gia đình là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và xây dựng CNXH”.
Được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh, Bộ VH -TT&DL, các cấp, các ngành, MTTQ và tổ chức, đoàn thể trong
tỉnh luôn quán triệt sâu sắc quan điểm: "Đầu tư cho gia đình là đầu tư cho sự
phát triển bền vững, bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động sự đóng góp của toàn
xã hội cho công tác gia đình”. Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) "Về xây dựng gia đình thời kỳ CNH
-HĐH”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 29/3/2017 về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 31/5/2013 về việc ban
hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và nhiều văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo trong đó quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành.
Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam 28/6, các địa phương
trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo cán bộ, công nhân, viên
chức và nhân dân tham gia. ảnh: Các mâm cơm được trình bày đẹp và đủ chất dinh
dưỡng tại Hội thi "Gia đình điểm mười” TP Hòa Bình năm 2017.
Trong những năm qua, công tác gia đình của tỉnh đã có
nhiều khởi sắc, góp phần cùng sự nghiệp phát triển KT -XH của tỉnh, phong trào
xây dựng gia đình văn hóa được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo,
thực hiện và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Chất lượng phong trào ngày càng được nâng cao. Năm 2016 tỷ lệ gia đình văn hóa
toàn tỉnh đạt 77,6%. Tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng giảm dần từ 379 vụ
năm 2011 xuống còn 240 vụ năm 2016; các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
và các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững ngày càng được nhân rộng, triển
khai phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 1.457 câu lạc bộ
"Gia đình phát triển bền vững” và 844 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Đội ngũ
cán bộ thực hiện công tác gia đình từ cấp tỉnh đến cơ sở ngày càng tăng lên cả
về số lượng và chất lượng. Các hộ gia đình tự giác tham gia hoạt động xây dựng
gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc, phát triển bền vững. Việc thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, chấp hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không ngừng được nâng lên. Công
tác tuyên truyền, vận động được tăng cường đã góp phần nâng cao nhận thức của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong việc xây dựng gia đình
thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước. Nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam
được bảo tồn và phát huy như: lòng yêu
nước, yêu quê hương, tinh thần đoàn kết, thủy chung, cần cù, sáng tạo trong lao
động,. bất khuất, kiên cường trong đấu tranh vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Truyền thống chung thủy, hiếu nghĩa, hiếu học, kính trên, nhường dưới...được
bảo tồn và phát huy ở đa số các gia đình các dân tộc của tỉnh. Đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân ngày càng
được nâng cao. Kết quả công tác gia đình trên địa bàn tỉnh trong những năm qua
đã thực sự góp phần to lớn vào phát triển KT -XH, AN-QP của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác gia đình vẫn còn nhiều hạn
chế, thách thức: Đó là sự xuống cấp,
thoái hóa về đạo đức, lối sống đang có biểu hiện gia tăng ở một bộ phận người
dân, đặc biệt là trong giới trẻ. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung không
đăng ký kết hôn, sống thử đang ngày càng gia tăng. Lối sống ích kỷ, vô cảm của
một số người dân đang là vấn đề băn khoăn, lo lắng trong xã hội. Tình trạng bạo
lực gia đình sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực tuy có giảm
nhưng vẫn xảy ra ở tất cả các địa phương làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ
tục của từng cá nhân, gia đình và xã hội. Nhận thức của người dân về bình đẳng
giới trong gia đình vẫn còn hạn chế. Một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự
quan tâm vào cuộc, chưa thường xuyên, sâu sát đến công tác gia đình. Nhận thức
của nam giới trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa cao. Nhiều vụ bạo lực gia
đình xảy ra với hình thức khá tinh vi và nghiêm trọng…
Việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc và bền vững là mục tiêu, trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình, từng
cấp, từng ngành, từng đoàn thể, tổ chức xã hội cùng nhau phấn đấu không ngừng
để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình phát triển toàn diện góp phần đẩy
mạnh lĩnh vực công tác gia đình vững bước trên con đường hội nhập. Nhân kỷ niệm
ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm nay gắn với Tháng hành động quốc gia về
phòng, chống bạo lực gia đình, Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh đã chỉ đạo tổ
chức chương trình nói chuyện chuyên đề
"Trao đổi kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc và tìm hiểu kiến thức
về chăm sóc sức khỏe sinh sản” tại khu công nghiệp huyện Lương Sơn” và "Gặp mặt
tọa đàm kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam” nhằm
tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của các
cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình phải thường
xuyên quan tâm xây dựng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong
gia đình, đẩy mạnh công tác bảo vệ phụ nữ, chăm sóc, giáo dục trẻ em góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bùi Ngọc Lâm
TUV, Giám đốc Sở VH-TT&DL
(HBĐT) - Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là lễ hội truyền thống của người dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc. Sau lễ "Khai hạ” khởi đầu cho một năm sẽ diễn ra lễ hội xuống đồng thu chiêm, làm vụ mùa nay đổi thành lễ hội "Đánh bắt cá suối truyền thống tháng 3”. Lễ hội được hình thành và phát triển từ xa xưa nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; nghiêm cấm các hình thức đánh cá như nổ mìn, xung điện…
(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình là điểm đến thăm quan không thể bỏ qua trong chuỗi hành trình khám phá hồ sông Đà. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách. Đến nhà máy Thủy điện, du khách được giới thiệu thăm quan các tổ máy phát điện, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ, thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình thuỷ điện để hiểu thêm và trân trọng giá trị lịch sử và những cố gắng xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.
(HBĐT) - Sông Đà với tên gọi khác là sông Bờ, sông Đen (cách gọi của châu âu) có 543/910 km chảy trên đất Việt Nam. Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Thật may mắn cho thành phố Hòa Bình có dòng sông Đà uốn lượn chảy qua, tô điểm và làm mát lành thành phố qua những thăng trầm của lịch sử, thời gian..
(HBĐT) - Đi bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S thân yêu, trong tôi đều có những cảm nhận khó tả. Khi là những phong cảnh hùng vĩ đẹp đến nao lòng, khi lại là miền quê trù phú, thơ mộng hay chút tình của những con người nơi mình đặt chân đến.
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, xã Phong Phú luôn là nơi dẫn đầu huyện Tân Lạc về phong trào văn nghệ quần chúng. Vào những ngày đầu xuân, khắp xóm làng đều rộn vang lời ca, tiếng hát. Những câu hát đối giận hờn, trách móc, nũng nịu, đằm thắm của các chàng trai, cô gái hay mềm mại, tha thiết của làn điệu dân ca Mường và âm vang hùng tráng khắp núi rừng của tiếng chiêng… là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xã Phong Phú.
"Cha cõng con” (Father and Son) của đạo diễn Lương Đình Dũng đã được lựa chọn cho vòng cạnh tranh chính thức tại Liên hoan phim (LHP) Tallinn Black Nights lần thứ 21.