Nhà thơ Yến Thanh (Nguyễn Thanh Bính), tác giả bài thơ "Cúc ơi” là người đồng đội thân thiết của Mười cô gái Đồng Lộc, là cán bộ kỹ thuật ngành giao thông từng trực tiếp làm việc tại Đồng Lộc kể về cách các cán bộ, thanh niên xung phong (TNXP) dùng lời ca, tiếng hát, hò vè… để nâng cao tinh thần lạc quan và khích lệ tinh thần chiến đấu của mọi người. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của anh nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc (24-7-1968 – 24-7-2018):


Vở kịch "Khoảng trời con gái" của tác giả Sỹ Đại vừa ra mắt nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: NGÔ TUẤN

Khi đế quốc Mỹ ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 17 trở vào; cả Khu IV nói chung trở thành một chiến trường hết sức ác liệt, một nơi chảo lửa túi bom. Lạ kỳ là, khi bom đạn rơi xuống, tiếng hát cất lên. Vì thế, ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đâu cũng có phong trào "Tiếng hát át tiếng bom”, đâu cũng là cái nôi sinh ra khẩu hiệu ấy, phong trào ấy. Nhiều người đi tìm câu nói ấy xuất hiện lần đầu ở đâu là không cần thiết, không thể tìm đến một đáp án đúng.

Những năm chiến tranh ác liệt ấy, tôi là cán bộ kỹ thuật ở Tổng đội TNXP, nhưng chiếm nhiều thời gian nhất lại là làm văn nghệ. Người ta sống trong bom đạn có sợ chết không? Không ai không sợ. Nhưng khi tiếng hát cất lên "Em đi san rừng, em đi bạt núi…” thì mọi sợ hãi đều biến mất hết, ai cũng hừng hực lao vào lửa đạn coi cái chết nhẹ như lông hồng. Vì thế, cùng với tay vên, tay vót, các đơn vị TNXP đều rất chú ý phong trào văn nghệ.

Đầu những năm 1967, Đội TNXP N55 Hà Tĩnh thành lập Đội văn nghệ xung kích, chọn những "diễn viên” xuất sắc từ tám đại đội gồm Hồng Thế, Đặng Tý, Minh Toàn, Diệu Lan, Mai Lan, Hồng Chinh, Mỹ Dung, Ái Liên, Bích Phương, Xuân Châu (nữ) và các anh Khiêm, Lai, Hòa, Hậu, Nghĩa, Lý, Phương, An, Hợi, Bình Nhưỡng…

Đội trưởng Nguyễn Bính Khiêm ở C1, quê Xuân Hội, lại còn được đi học một lớp đạo diễn 6 tháng do Ty Văn hóa tổ chức. Khiêm dọa Đội trưởng Bí thư Đoàn Đội 55 rằng: Không điều Thanh Bính (tức Yến Thanh) lên thì đội văn nghệ không có tiết mục. Cán bộ kỹ thật hồi đó hiếm nên tôi không thể làm văn nghệ chuyên nghiệp được mà vẫn phải ở bộ phận kế hoạch – kỹ thuật. Nhưng có giải pháp trung hòa là bộ phận kế hoạch - kỹ thuật đi đâu, đóng đâu thì đội văn nghệ đi theo ở đó. Khiêm đặt tôi đủ mọi thứ, từ thơ, tấu, hoạt cảnh dén múa (tôi có được đi học múa ba tháng). Tôi "sản xuất” chương trình một cách ào ạt như Con đường và tấm khăn lụa, Ngã ba tên em, Tiếng hát Tháng 7, Tên em là Nguyễn Thị Thanh Niên Xung Phong, Bắt sống giặc lái, Tâm sự lính cầu đường… Đó là những tiết mục tự biên tự diễn, bên cạnh những bài hát của các nhạc sĩ chuyên nghiệp hay được hát hồi đó như Cô gái mở đường, Vui mở đường, Bài ca giao thông vận tải, Đường Trường Sơn xe anh qua, Chào em cô gái Lam Hồng…

Tôi còn có nghề vẽ, cho nên xuống các đại đội là phải vẽ đôi chim bồ câu biểu trưng cho tình yêu để các cô thêu lên gối.

Tôi lại thường phải soạn câu hò để nam nữ học thuộc để ngày mai vừa làm vừa hò hát. Có buổi trời tối, không nhìn rõ mặt nhau, tôi hò:

Xưa kia ai biết ai đâu

Vì chưng đánh Mỹ gặp nhau nơi này

Em ơi đâu phải ban ngày

Hò lên một tiếng để anh biết ngay em nào!

Một cô C2 đáp:

Ra đi mang nặng lời thề

Đánh tan giặc Mỹ em về cưới anh

Tôi hò:

Ra đi mẹ đã dặn rồi

Làm sao lấy được một người như em

Một giọng nữ C7 tinh nghịch:

Thương anh răng nỏ muốn thương

Nước thì muốn chảy nhưng mương chưa đào

Anh về lo liệu làm sao

Khơi mương cho nước lọt vào lòng mương…

Câu hò tiếng hát ngày ấy có một sức mạnh phi thường. Thiếu thốn rất nhiều thứ, tiếng hát thay cho tất cả, tiếng hát làm cho người ta sống được. Và tiếng hát làm cho ta thắng Mỹ; điều đó không ngoai.

 

                                          TheoNhandan

Các tin khác


200 em thiếu nhi tham gia “Trại hè trải nghiệm- Mùa hè xanh”

(HBĐT) - Trong 2 ngày, 17-18/7, tại Trung tâm Văn hóa TTN, đã diễn ra "Trại hè trải nghiệm- Mùa hè xanh”. Tham gia chương trình có 200 em thiếu nhi đang sinh hoạt, học tập tại Trung tâm.

Liên hoan tuyên truyền cổ động huyện Tân Lạc năm 2018

(HBĐT) - Ngày 13-14/7, huyện Tân Lạc đã tổ chức thành công Liên hoan tuyên truyền cổ động năm 2018. Tham gia liên hoan có trên 400 diễn viên, nghệ nhân của 22 đoàn đến từ các xã, thị trấn trong huyện.

Lưu giữ và quảng bá văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông

Với những ai quan tâm tới văn hóa các dân tộc thiểu số, hẳn đã quen với nhóm AHD (Action for Hmong Development), nơi tập hợp những người trẻ là con em đồng bào dân tộc Mông đang nỗ lực đóng góp vào công cuộc bảo tồn, gìn giữ và quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Đường sách TPHCM: Thành công nhờ không nặng bán sách

Đó là nhận định của ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty Đường sách TPHCM, trong cuộc họp về đường sách ngày 12-7. Đến nay, đây vẫn là đường sách thành công nhất cả nước ở nhiều phương diện, từ thương hiệu đến vai trò trong đời sống văn hóa và thậm chí cả về hiệu ứng kinh doanh.

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn - sức hút của văn hóa lãng mạn

Đoạn đường bích họa giới thiệu về cuộc đời và âm nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân gian và đương đại hay các gian hàng ẩm thực mang kiến trúc phố cổ... là những điểm nhấn tạo nên không gian lãng mạn, thư thái của phố đi bộ thứ hai ở Hà Nội. Vào mỗi dịp cuối tuần, người dân Thủ đô và du khách trong ngoài nước có thêm điểm đến hấp dẫn mới.

Huyện Lương Sơn: Đón 66 nghìn lượt khách du lịch

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, huyện Lương Sơn tích cực triển khai kế hoạch hoạt động phát triển du lịch năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục