Theo đó, công chúng yêu mến kịch Lưu Quang Vũ sẽ có thể thưởng thức
các vở diễn gắn với tên tuổi của ông như "Lời nói dối cuối cùng,” "Hoa cúc xanh
trên đầm lầy,” "Ai là thủ phạm?” "Lời thề thứ 9” qua sự diễn xuất của các nghệ
sĩ Nhà hát Tuổi trẻ.
Các vở diễn trong chương trình kỷ niệm. Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ
|
Lưu Quang Vũ sinh ra tại Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở thành phố Đà
Nẵng, ông là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Thiên
hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung
du Bắc Bộ đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này, nhưng mãi đến những năm
1978-1988, tài năng của Lưu Quang Vũ mới thực sự nở rộ khi ông trở thành biên tập
viên Tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi
tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ, rồi trở thành tác giả để lại
dấu ấn đậm nét nhất trong thi đàn và sân khấu Việt Nam từ thập niên 80 của thế
kỷ XX trở lại đây.
Đối với Nhà hát Tuổi trẻ, Lưu Quang Vũ là tác giả gắn với những vở
diễn của nhà hát từ những ngày đầu thành lập. Năm 2018 cũng đánh dấu thời điểm
gần 40 năm kể từ ngày kịch bản đầu tay "Sống mãi tuổi 17” của Lưu Quang Vũ ra mắt
công chúng trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Sau "Sống mãi tuổi 17”, nhiều tác phẩm
của Lưu Quang Vũ được dàn dựng và biểu diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ và để lại tiếng
vang như: "Tin ở hoa hồng,” "Lời thề thứ 9,” "Mùa hạ cuối cùng," "Hồn
Trương Ba, da hàng thịt,”"Lời nói dối cuối cùng,” "Ai là thủ phạm.” Gần đây nhất,
vở diễn "Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của Lưu Quang Vũ cũng được nhà hát dàn dựng
lại và thu được nhiều lời ngợi khen từ các chuyên gia, nhà phê bình sân khấu và
sự đón nhận của khán giả./.
TheoToquoc
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 - 2018), Báo Sài Gòn Giải Phóng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm.