(HBĐT) - Sở VH-TT&DL đóng vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về di tích. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL về thực trạng, bất cập trong công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh.

PV: Xin đồng chí cho biết trong công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh hiện nay có điểm gì bất cập?

Đồng chí Bùi Thị Niềm: Tỉnh ta có hệ thống di tích phong phú về loại hình nhưng chủ yếu là các di tích khảo cổ học và di tích thắng cảnh hang động. Các di tích thuộc loại hình này thường nằm cách xa khu dân cư, đường đi lại khó khăn. Việc đầu tư tôn tạo và đưa vào khai thác gắn kết với các tour, tuyến, điểm du lịch trong tỉnh còn hạn chế, do vậy số lượng du khách đến thăm quan chưa cao. Việc phối hợp giữa các Ban quản lý di tích với các cơ quan quản lý Nhà nước ở cơ sở chưa kịp thời nên công tác tu bổ, tôn tạo còn chậm về tiến độ và thủ tục.

PV: Vấn đề quan tâm trong công tác quản lý Nhà nước về di tích ở tỉnh ta hiện nay là gì thưa đồng chí?

Đồng chí Bùi Thị Niềm: Trong những năm qua Sở VH-TT&DL đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện công tác kiểm kê, đưa hệ thống di tích vào danh mục bảo vệ, xây dựng hồ sơ khoa học và xếp hạng cho các di tích. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương sau khi các di tích được xếp hạng là vấn đề được quan tâm. UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập Ban quản lý di tích. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, có sự phân công phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban quản lý để quản lý, bảo vệ và phát huy có hiệu quả giá trị của di tích; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, hoạt động kinh doanh dịch vụ bên ngoài khu di tích thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường và phòng - chống cháy nổ, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm góp phần đưa công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp.

PV: Thưa đồng chí, thực tế cho thấy có những di tích dần xuống cấp và mai một, theo đồng chí đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Đồng chí Bùi Thị Niềm: Nguyên nhân ở đây là do một phần tuổi thọ của các di tích trải qua thời gian, yếu tố tự nhiên mưa, nắng… đã làm di tích xuống cấp. Bên cạnh đó, công tác tu bổ, tôn tạo di tích chưa được quan tâm thực hiện. Trong khi các di tích được xếp hạng ở tỉnh cần tu bổ, tôn tạo nhiều, nguồn kinh phí hàng năm được cấp cho việc trùng tu, bảo tồn eo hẹp khiến việc tu bổ di tích gặp nhiều khó khăn. Các công trình hạng mục, hiện vật hư hỏng không được trùng tu, xử lý kịp thời là nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp nghiêm trọng ở các di tích hiện nay.

Một khó khăn khác trong công tác tu bổ di tích là do Thông tư số 18, ngày 28/2/2012 của Bộ VH-TT&DL quy định chi tiết về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích còn nhiều bất cập. Theo quy định này, các đơn vị thi công phải có chứng chỉ, giấy phép hành nghề do Bộ VH-TT&DL cấp. Trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào đủ điều kiện thực hiện, do đó tính cạnh tranh và hiệu quả trong quá trình thi công không cao. Đi kèm với đó là nghệ nhân để tu bổ trong chạm trổ các công trình kiến trúc bằng gỗ đối với loại hình di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh không có. Các địa phương cần tu bổ, tôn tạo di tích phải đi thuê nghệ nhân ở các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội… về để thực hiện đã đội giá chi phí tu bổ, tôn tạo lên quá cao, gây khó khăn cho công tác tu bổ.

PV: Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, khắc phục những bất cập, theo đồng chí cần phải làm gì?

Đồng chí Bùi Thị Niềm: Cần tiếp tục tăng cường sự quản lý, đầu tư của Nhà nước và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước cần có sự đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất; tăng cường công tác kiểm kê, phân loại, giám định các di vật, cổ vật trong di tích tạo thuận lợi cho công tác bảo quản, người trông nom di tích. Xây dựng mô hình giáo dục truyền thống tại di tích, đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giới thiệu về di tích. Cần có sự quảng bá, thu hút khách thăm quan bằng nhiều phương thức như: kết hợp với các công ty du lịch để xây dựng, hình thành các tour du lịch di sản văn hóa; giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản sách, tờ rơi, đĩa VCD… giới thiệu về di tích của tỉnh là điều rất cần thiết. Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động bảo tồn theo hướng chuyên sâu, phù hợp với đặc thù của ngành. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm mọi trường hợp hành nghề mê tín dị đoan, lấn chiếm di tích, giải quyết dứt điểm những điểm nóng có liên quan, không để phát sinh những vụ việc mới.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

V.H (TH)

Các tin khác


Khai mạc Hội thi thông tin tuyên truyền tỉnh Hòa Bình lần thứ I

(HBĐT)-Như tin đã đưa, tối 27/8, tại Cung văn hóa tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc Hội thi thông tin tuyên truyền tỉnh Hòa Bình lần thứ I. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo Nhân dân.

Vui Tết Độc lập” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31-8 đến 30-9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 9 với chủ đề "Vui Tết Độc lập”. Đây là chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh 2-9 đồng thời tôn vinh, giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại "Ngôi nhà chung”.

11 đội tham gia Hội thi thông tin tuyên truyền tỉnh Hòa Bình lần thứ I

(HBĐT) - Sáng 27/8, Hội thi thông tin tuyên truyền tỉnh Hòa Bình lần thứ I đã chính thức bắt đầu diễn ra tại Cung văn hóa tỉnh. Tham gia hội thi có 11 đội đến từ 11 huyện, thành phố trong tỉnh với 224 tuyên truyền viên.

Cần bảo tồn và phát huy Thành nhà Mạc tại xã Cao Thắng

(HBĐT) -Nếu bạn về thôn Bá Lam 2 (xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn) với mong muốn tìm hiểu một dấu tích lịch sử xưa cũ, khi hỏi thăm đường đến Thành cổ nhà Mạc để chắc chắn hơn, bạn hãy hỏi những người lớn tuổi. Bởi, rất nhiều người dân nơi đây không hề biết địa điểm này, nhất là những người trẻ. Thậm chí, cả những người vẫn thường xuyên qua đoạn đường này cũng không hề hay biết cái cổng cũ kỹ này hay khuôn viên giờ là ao sen ngập nước chính là một phần quan trọng còn sót lại của Thành nhà Mạc. 

Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền Trung

Tối 24-8, tại Quảng trường 24 tháng 3, TP Tam Kỳ (Quảng Nam), đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước dự khai mạc "Ngày hội Văn hóa -Thể thao các dân tộc thiểu số miền trung lần thứ III năm 2018”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp các bộ, ban, ngành liên quan tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh ở khu vực miền trung.

“Nhớ lời Bác dặn” mang nhiều thông điệp thời sự

"Nhớ lời Bác dặn” là chương trình gồm các phóng sự ngắn đặc sắc, những vở kịch ngắn của các nghệ sĩ tên tuổi của Nhà hát kịch Hà Nội trình diễn, do Truyền hình Nhân Dân thực hiện. Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình Nhân Dân vào ngày 29-8 này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục