(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 94 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm có 53 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Trong nhiều năm qua, ngành VH-TT&DL luôn coi trọng công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại di tích trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.



Nhiều lễ hội đã được phục dựng, tổ chức tại các di tích trong tỉnh thu hút đông đảo người dân đến tham gia. Ảnh: Nghi thức rước Vía Lúa tại Lễ hội đình Ngòi (TP Hòa Bình) năm 2019. 

Sở VH-TT&DL đã tham mưu cho tỉnh thực hiện công tác kiểm kê, đưa hệ thống di tích vào danh mục bảo vệ, xây dựng hồ sơ khoa học và xếp hạng cho các di tích. Về cơ bản, hệ thống di tích của tỉnh đã được bảo vệ, tu bổ đảm bảo cho sự tồn tại và tính nguyên gốc của di tích. Song bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, điều kiện chủ quan và khách quan, nhiều di tích bị hư hại, xuống cấp. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều năm gần đây, tỉnh đã tăng cường và dành quan tâm đến công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống các di sản văn hóa trên địa bàn, nhiều di tích lịch sử văn hóa được nghiên cứu, khảo sát để lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Nhiều di tích cách mạng, di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo, bảo vệ nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả. Ngành Văn hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu giá trị các di tích quan trọng cho các đoàn khách đến thăm quan như: Di tích đền Thác Bờ, di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Hoà Bình… Phối hợp với ngành GD&ĐT tổ chức cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử cách mạng và cử cán bộ tới tới thuyết minh như: di tích địa điểm chiến thắng cầu Mè; địa điểm thành lập Văn phòng Tỉnh ủy; địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa… Qua đó, giúp học sinh hiểu rõ truyền thống lịch sử cách mạng của địa phương và giá trị các di sản văn hóa lịch sử cách mạng, đồng thời trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều di tích bị bỏ quên hoặc đang bị xuống cấp, bị lấn chiếm sử sụng vào mục đích khác… Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn các di tích nằm cách xa khu dân cư, giao thông đi lại khó khăn và trải qua sự biến đổi thăng trầm của thời gian… đã làm di tích dần xuống cấp. Thời gian qua, công tác tu bổ, tôn tạo di tích tuy đã được quan tâm, nhưng các di tích được xếp hạng ở tỉnh cần tu bổ, tôn tạo nhiều, nguồn kinh phí hàng năm được cấp cho việc trùng tu, bảo tồn eo hẹp khiến việc tu bổ di tích gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, một số công trình tu bổ chưa thực hiện đúng quy trình, dẫn tới sai lệch và biến dạng di tích, dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ di tích.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Để khắc phục tình trạng trên và phát huy hiệu quả giá trị di tích, thời gian tới, ngành Văn hóa tăng cường quản lý, đầu tư của Nhà nước và phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm kê, phân loại, giám định các di vật, cổ vật trong di tích tạo thuận lợi cho công tác bảo quản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các địa chỉ di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát phát huy giá trị di tích. Qua đó, nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.  

 
Hồng Ngọc

Các tin khác

Không có hình ảnh

Trình diễn bộ sưu tập thời trang "Bí ẩn chim Phượng" tại LB Nga

Tối 20-10, tại Khu Bảo tồn - Bảo tàng Tsarisino ở thủ đô Moscow (LB Nga), Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, khu Bảo tồn - Bảo tàng Tsarisino, Quỹ Hỗ trợ Bản quyền quốc gia Nga phối hợp Bảo tàng Quốc gia phương Đông Nga tổ chức buổi trình diễn thời trang, giới thiệu bộ sưu tập mang tên "Bí ẩn chim Phượng" của nhà thiết kế Minh Hạnh.

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường

(HBĐT) - Cùng với nét văn hóa "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới” được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ trong văn học dân gian Mường, trang phục truyền thống của phụ nữ Mường có giá trị phong phú, đặc sắc, tinh tế - một hiện thân sống động của tư duy triết học và nghệ thuật tạo hình độc đáo bậc nhất trong chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc Mường.

Cảnh báo hiện tượng công ty du lịch nhận tài liệu in "đường lưỡi bò" phi pháp

Sở Du lịch TPHCM vừa thu giữ ấn phẩm du lịch có in "đường lưỡi bò” của cty Saigontourist.

Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam

(HBĐT) - Tối 16/10/2019, Công đoàn Công ty TNHH may RNS Global đã tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng 89 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2019). Đến dự chương trình có đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành Công thương và gần 900 CB, CNV đến từ 21 tổ Công đoàn trong Công ty.

Đấu giá phục trang phim “Cả một đời ân oán” gây quỹ cho trẻ em bị tai nạn giao thông

Một số phục trang được sử dụng trong bộ phim truyền hình đình đám "Cả một đời ân oán” sẽ được diễn viên Lan Phương đem đấu giá để ủng hộ Ngày hội "Monttainai Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc”, gây quỹ hỗ trợ cho các em nhỏ là nạn nhân của tai nạn giao thông.

Cần cải tạo, chỉnh trang hài hòa công trình trên đèo Mã Pì Lèng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc chỉnh trang công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng thuộc huyện Mèo Vạc, Hà Giang, do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký. Theo đó, Bộ đề nghị chỉnh trang, cải tạo công trình này thành điểm dừng chân ngắm cảnh cho du khách với quy mô, kiến trúc phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa vùng cao ở Hà Giang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục