(HBĐT) - Nghệ thuật múa xòe phản ánh phong tục, tập quán sinh hoạt của người Tày (Đà Bắc). Múa xòe thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của con dâu, cháu dâu trong nhà đối với ông bà, bố mẹ khi bước sang thế giới bên kia. Xòe còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan để đón chào năm mới, niềm vui trong ngày cưới và những sự kiện quan trọng của xóm, làng.



Đội văn nghệ xóm Chàm, xã Tân Pheo (Đà Bắc) thường xuyên tập luyện múa xòe để biểu diễn trong các sự kiện của địa phương.

Cụ Hà Văn Phởi, xóm Chàm, xã Tân Pheo cho biết: Người Tày Đà Bắc có 3 điệu xòe chính, gồm: Xòe Họi (điệu xòe trong đám tang người chết); xòe Khón Đáng và xòe tròn (xòe trong những ngày vui như lễ, Tết, đám cưới, hội làng...). Trong tín ngưỡng của người Tày Đà Bắc, trong nhà có người chết thì các thế hệ là dâu như con dâu, cháu dâu… trong họ hàng múa xòe Họi. Điều đó thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc tới ông bà, bố mẹ nhà chồng. Trong điệu xòe Họi, người phụ nữ chỉ được mặc áo đỏ hoặc áo hoa và bắt buộc phải đeo "thộng sạnh” có chuông 2 đầu (chiếc túi nhỏ), đầu đội mũ chào mào. Thế hệ dâu con trong họ sẽ tiến hành 4 lần xòe tương ứng với 4 lần làm lễ, gồm: lễ cúng gà bé, mặc quần áo cho người chết, bữa cơm con trai cúng và bữa cúng tiễn đưa lên trời. Dụng cụ sử dụng trong xòe đám tang là chiếc gậy làm bằng cây nứa già, dài khoảng từ 1,5 - 1,8 m. Khi xòe, người phụ nữ làm các động tác đâm chiếc gậy nứa xuống sàn nhà. Điệu xòe Họi kết thúc khi thầy mo thực hiện xong các nghi thức cúng tiễn đưa người chết.

Vào những ngày lễ, Tết, hội làng, tất cả già trẻ, trai gái tay trong tay vui điệu xòe Khón Đáng và xòe tròn. Một vòng xòe có ít nhất từ 10 - 15 người, càng đông người vòng xòe càng đẹp. Điệu xòe được tổ chức vào dịp đầu năm mới để cầu cho mùa màng tươi tốt, thóc gạo đầy nhà, mọi người dồi dào sức khỏe. Những ngày vui như đám cưới, hội làng, các sự kiện quan trọng của địa phương, người Tày Đà Bắc đều múa xòe. Mỗi khi âm thanh trầm bổng, tiếng chiêng, tiếng trống nổi lên lại thôi thúc mọi người đến với điệu xòe. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, mọi người xích lại gần nhau, tay trong tay, vòng xòe cứ thế rộng dần, hết điệu này sang điệu khác... 

Múa xòe không chỉ là văn hóa, phong tục mà còn là bản sắc, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Tày. Có những cô bé, cậu bé lên 4, lên 5 đã biết xòe. Hà Thị Kim Oanh, xóm Chàm, xã Tân Pheo chia sẻ: Em biết xòe từ khi 5 tuổi. Lúc bé nhìn ông bà, bố mẹ xòe là em xòe theo. Cứ thế xòe ngấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ của em. Hiện nay, em là thành viên đội văn nghệ của xóm, của xã. Các thành viên trong đội văn nghệ luôn nhiệt huyết, đam mê tập luyện xòe để phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Hiện nay, huyện Đà Bắc bảo tồn và phát triển các điệu xòe của người Tày thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương. Bất cứ xã nào của huyện có người Tày sinh sống đều thành lập được đội xòe. Người dân chính là lực lượng nòng cốt giữ gìn, duy trì và phát triển nghệ thuật xòe trong cộng đồng. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, cứ thế điệu xòe của người Tày được bảo tồn và quảng bá khắp mọi nơi.

TT



Các tin khác


Giữ hồn cho đất Mường Tân Lạc

(HBĐT) - Một ngày đầu đông, chúng tôi đến thăm xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), ấn tượng đầu tiên là không gian yên tĩnh, xanh mát, đường đi lối lại được bê tông hóa sạch sẽ, khang trang, hàng cau dọc tuyến trải dài. Gần 100% hộ dân vẫn sinh sống trong những nếp nhà sàn theo lối kiến trúc cổ.

"Truyền lửa" chiêng Mường

(HBĐT) - (HBĐT) - Ngày nay, giữa trăm nghìn nhạc cụ hiện đại, chiêng vẫn luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong đời sống văn hóa của người Mường. Chiêng khai hội xuân, chiêng mời tổ tiên về chứng kiến những nghi lễ quan trọng. Chiêng là vật quý được mỗi gia đình treo trang trọng gần khu vực bàn thờ, chính giữa phòng khách, là món quà tặng quý giá dành cho khách quý. Đặc biệt, để nối tiếp dòng chảy văn hóa chiêng Mường thì "lửa chiêng” đã được các nghệ nhân cao niên truyền lại cho con cháu và hình thành thế hệ những tay chiêng trẻ tuổi trên đất Mường Hòa Bình.

Trao trang thiết bị và đồ dùng làm du lịch cộng đồng cho xóm Tiện

(HBĐT) - Ngày 30/11, Sở VH-TT&DL tổ chức trao trang thiết bị âm thanh, trang phục, nhạc cụ dân tộc cho đội văn nghệ và các hộ dân làm du lịch cộng đồng tại xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong). Tới dự có lãnh đạo Sở VH-TT&DL; lãnh đạo huyện Cao Phong cùng đông đảo quần chúng nhân dân xóm Tiện, xã Thung Nai.

Đảm bảo an ninh trật tự cho Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh

(HBĐT) -  Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 6 – 10/12. Đây là một sự kiện lớn của tỉnh, dự kiến sẽ có lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hàng vạn người dân tham gia. Do đó, công tác đảm bảo ANTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã và đang được Ban tổ chức quan tâm, chủ động triển khai.

Thác Trăng được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 về việc xếp hạng Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh đối với Thác Trăng, xã Do Nhân (Tân Lạc).

Nhiều sự kiện độc đáo, hấp dẫn diễn ra trong Tuần Văn hóa- Du lịch Hòa Bình 2019

(HBĐT) - Từ ngày 6-10/12 trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh 2019. Công tác chuẩn bị đã được thực hiện trong nhiều tháng qua và đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục