Trong ngày 18/1/2020 (tức 24 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), một loạt các hoạt động văn hóa nhằm tái hiện Tết Việt sẽ diễn ra trong những không gian văn hóa phố cổ và phố đi bộ Hà Nội.
Các không gian Tết Việt truyền thống sẽ được tái hiện trong lòng phố cổ Hà Nội. Ảnh: Lê Sơn
Năm nay, Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2020), nhóm văn hóa Đình làng Việt phối hợp với Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội tái hiện không gian Tết Việt giữa lòng phố cổ.
Nghi lễ quan trọng nhất của sự kiện sẽ là Lễ dựng nêu tại vườn hoa Hồ Hoàn Kiếm, trước cổng đền Ngọc Sơn. Cùng với đó là các hoạt động diễn xướng dân gian như múa sư tử - nghê thời Lý; múa, hát cửa đình; múa bồng; hát xoan… và những làn điệu âm nhạc dân gia đặc sắc của các vùng miền.
Tại không gian Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc) sẽ diễn ra các hoạt động lễ dâng thành hoàng, hát cửa đình - hát thờ thành hoàng; trưng bày tranh Kim Hoàng, tranh Đông Hồ; trưng bày đầu tượng sư tử - nghê, lấy mẫu từ đầu tượng sư tử - nghê, thời Lý, chùa Bà Tấm, Gia Lâm (Hà Nội).
Các nghi lễ gói, luộc bánh chưng, nghi lễ cúng Tất niên của gia đình Hà Nội sẽ được thực hiện tại Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây). Du khách đến đây sẽ được cảm nhận không gian Tết của một gia đình Hà Nội xưa với mâm cỗ Tất niên, cảnh quây quần bên nồi bánh chưng, thưởng thức các món ăn đặc sản Tết của Hà Thành, chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật dân gian Hàng Trống, xin chữ...
Theo TTXVN
Ngày 25-12 này, nghệ sĩ điêu khắc lão làng Tạ Quang Bạo lần đầu tiên đón triển lãm cá nhân của mình mang tên "Chân dung nghệ sĩ Tạ Quang Bạo" với những tác phẩm ưng ý nhất còn lại trong tay ông. Và nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên bởi sự lãng mạn và tính nữ mạnh mẽ tràn ngập các tác phẩm của nhà điêu khắc "chuyên” tượng đài anh hùng này.
(HBĐT) - Ngày 22/12, tại Quảng trường Hòa Bình, Hội Lái xe chi hội Hòa Bình đã tổ chức hoạt động diễn đàn và diễu hành trên địa bàn thành phố Hòa Bình với khẩu hiệu "Chung tay xây dựng văn hoá giao thông Việt Nam" nhân kỷ niệm 3 năm thành lập.
Ông thuộc thế hệ phi công chiến đấu đầu tiên của Không quân Việt Nam, là một trong bốn thành viên của biên đội phi công huyền thoại "Lan, Túc, Quỳ, Phương” đánh thắng không quân Mỹ trận đầu trên bầu trời Hàm Rồng, Thanh Hóa, ngày 3-4-1965, hạ hai máy bay F8 của địch. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật Quỳnh trong bộ tiểu thuyết Vùng trời (3 tập) của nhà văn Hữu Mai. Tên ông là Hồ Văn Quỳ, hiện nay sống ở thành phố Đà Nẵng.
Trong nhiều tác phẩm khai thác đề tài chiến tranh, thân phận người lính, số phận của chính những người bước qua cuộc chiến chưa được các nhà làm phim đề cập thỏa đáng.
(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp trong tỉnh.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 94 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm có 53 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia.