(HBĐT) - Kiến trúc nhà ở của người Dao rất phong phú, tùy nhóm mà ở nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất. Với người Dao Tiền (Đà Bắc) thường ở nhà đất trệt, tường ghép gỗ, mái lợp lá cọ truyền thống. Những gia đình ở đây thường dựng nhà sát nhau, không đắp tường ngăn vách mà quây quần đoàn tụ.



Du khách nước ngoài khám phá, tìm hiểu văn hóa, tập quán dân tộc Dao tại xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Đến xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), đây là nơi sinh sống của gần 80 hộ người Dao Tiền. Điều đặc biệt khi đến đây không chỉ còn giữ vẻ hoang sơ, trong lành, con người thân thiện, gần gũi, mà còn ấn tượng với vẻ đẹp mộc mạc nguyên sơ, mang đậm bản sắc văn hóa người Dao từ trang phục, nếp sinh hoạt, phong tục, tập quán, hình thức canh tác…. Đặc biệt, nơi đây còn giữ nguyên các nếp nhà đất trệt, mái lá cọ truyền thống dựng quây quần gần nhau. Ông Lý Văn Hềnh, xóm Sưng, cho biết: Người Dao Tiền thường làm nhà đất trệt, tường ghép gỗ, lợp mái lá cọ. Đây là loại hình nhà ở đã có từ rất lâu đời, phổ biến trong cuộc sống người Dao với quan niệm, có ở nhà nền đất thì mới có chỗ để cúng Bàn Vương. Nhà ở thường được dựng đơn giản 3 hoặc 5 gian đứng, dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu nhất định, gồm 1 cửa chính ở giữa nhà, 1 cửa phụ ở đầu hồi bên trái và 2 cửa sổ. 3 gian được sắp xếp: gian bên trái dùng để đặt buồng ngủ cho gia chủ, gian bên phải là buồng ngủ cho con cái, gian giữa thường rộng hơn hai bên, là gian để bàn thờ tổ tiên và tiếp khách.

Hiện nay, xóm Sưng có 3 hộ kinh doanh đón khách là các homestay: Thành Chung, Xuân Lan, Nhất Quý, một quầy trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm của gia đình bà Lý Thị Tiến. Điểm đặc biệt là trên 90% hộ vẫn giữ nguyên nét nhà đất trệt, lợp lá cọ truyền thống của người Dao; người dân còn giữ gìn, bảo tồn văn hóa của dân dộc như: nhuộm chàm, vẽ thêu thổ cẩm, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống... Chỉ cho chúng tôi xem ngôi nhà dựng gần xong, anh Đinh Văn Nhất, chủ homestay Nhất Quý chia sẻ: Mấy năm gần đây, được hỗ trợ của dự án du lịch cộng đồng Đà Bắc và Sở VH-TT&DL đầu tư, hướng dẫn làm du lịch cộng đồng tại địa phương, đến nay, đã có nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế đến thăm quan, du lịch, trải nghiệm khám phá. Đa phần các đoàn khách quốc tế khi về đều có ấn tượng, hẹn sẽ trở lại cùng với bạn bè. Hiện nay, để phục vụ khách du lịch được tốt hơn, chúng tôi đã dựng thêm nhà, cải tạo cảnh quan môi trường xung quanh đảm bảo vệ sinh. Ngôi nhà mới được dựng vẫn giữ nguyên tường gỗ, mái lá cọ, nhưng được cải tạo lại nền nhà lát gạch, phòng ngủ, bếp, bàn ghế uống nước và nhiều vật dụng được làm từ gỗ, tre nứa, vừa tạo sự gần gũi, vừa mang dáng vẻ hiện đại, sạch sẽ, khang trang.

Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, những ngôi nhà truyền thống của đồng bào Dao, cùng với văn hóa độc đáo của người Dao Tiền, bản du lịch cộng đồng xóm Sưng đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến thăm quan, du lịch, trải nghiệm khám phá.


Hồng Ngọc


Các tin khác


Giữ bản sắc văn hóa trong trang phục phụ nữ Mường Thàng

(HBĐT) - Đến với xã vùng cao Thạch Yên (Cao Phong), du khách vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ Mường trong trang phục váy áo của dân tộc mình. Với váy cuốn và áo cóm đúng kiểu xưa, các mẹ, các chị vận trang phục mang đậm bản sắc không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trong lao động, sản xuất.

Sự thật là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh trong 10 năm làm phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam (1965-1975) đã dấn thân vào nhiều điểm nóng như chiến trường máu lửa Quảng Đà, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập. Ông chia sẻ: Vào những ngày này ký ức về đêm pháo hoa lung linh trên bầu trời Dinh Độc Lập 45 năm trước lại ùa về...

Bảo tàng tỉnh - nơi lưu giữ lịch sử, văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Bảo tàng tỉnh không chỉ là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị, mà còn là nơi trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, lịch sử để người dân đến thăm quan, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu.

Xã Kim Bôi: Tự hào truyền thống, tiếp bước tương lai

(HBĐT) - Những ngày tháng Tư, trở lại Kim Bôi - xã anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, tìm về lịch sử, cảm nhận niềm tự hào của Nhân dân, lực lượng vũ trang xã.

Mất trộm cổ vật ở di tích: Chuyện cũ vẫn mới

Đầu năm nay, tình trạng mất cắp cổ vật liên tục xảy ra ở các di tích thuộc huyện Thanh Oai (Hà Nội) lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động, khi vẫn còn rất nhiều hiện vật quý, có giá trị cao về lịch sử, mỹ thuật… vẫn còn nằm trong các di tích đình, chùa, miếu… mà chưa được quan tâm bảo vệ, bảo quản.

TP Hồ Chí Minh trưng bày 300 bức ảnh và hiện vật "Mùa xuân Đại thắng"

Ngày 28/4, kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 7, Cục Chính trị Binh chủng Đặc công tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Mùa xuân Đại thắng”. Triển lãm giới thiệu gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu nói về Chiến thắng lịch sử 30/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục