TP Hồ Chí Minh trưng bày 300 bức ảnh và hiện vật "Mùa xuân Đại thắng"
Thứ ba, 28/4/2020 | 5:52:56 Chiều
Ngày 28/4, kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 7, Cục Chính trị Binh chủng Đặc công tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Mùa xuân Đại thắng”. Triển lãm giới thiệu gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu nói về Chiến thắng lịch sử 30/4.
Triển lãm chia làm 3 chủ đề: "Tiến về Sài Gòn”, "Sức mạnh lòng dân” và "Âm vang Mùa xuân Đại thắng”. Tương ứng với mỗi chủ đề sẽ có các hiện vật tiêu biểu giới thiệu những chiến công làm "mùa xuân", như: Bản kế hoạch nghi binh của Trung tá Khuất Duy Tiến (sau là Trung tướng) - Trưởng phòng tác chiến Mặt trận B3 xây dựng. Theo bản kế hoạch, việc tổ chức nghi binh đã khiến địch bất ngờ, mất quyền chủ động đối phó, từ đó tạo đòn tiến công chiến lược, giải phóng Tây Nguyên diễn ra đúng kế hoạch và làm thay đổi cục diện chiến tranh; ống nhòm của đồng chí Nguyễn Chơn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, Quân khu 5 đã sử dụng quan sát và chỉ huy bộ đội chiến đấu giải phóng thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; bản nhạc và lời bài hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng” do nhạc sĩ Phạm Tuyên, Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam sáng tác và được phát sóng lên vào ngày 30/4/1975…
Đặc biệt, triển lãm còn giới thiệu hai Bảo vật quốc gia: Sổ trực ban tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh, do các sĩ quan làm nhiệm vụ trực ban tác chiến của Bộ Chỉ huy Chiến dịch ghi lại diễn biến các cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn tháng 4/1975; tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh (phục chế), do Phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng từ ngày 15/4/1975 đến ngày 21/4/1975 tại Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Tà Thiết, Lộc Ninh, Bình Phước.
Ban tổ chức hy vọng, thông qua trưng bày và triển lãm "Mùa xuân đại thắng", công chúng và thế hệ trẻ sẽ hiểu hơn về truyền thống đánh giặc giữ nước, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Dự kiến, triển lãm kéo dài từ nay đến tháng 8.
So với hình thức phim 45 phút quen thuộc, nhiều khung giờ phát sóng các đài trung ương và địa phương hiện nay đang phát sóng phim có thời lượng từ 15-30 phút.
Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), NXB Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ "Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ "Trái tim người lính” xuất bản bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã ban hành thông tư hướng dẫn Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, tăng ni, và đồng bào phật tử trong công tác tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh Phật lịch 2564 - dương lịch 2020.
Nhóm nghệ sĩ Hà Nội gồm Trọng Tấn, Đăng Dương, Tấn Minh, Lương Nguyệt Anh, Đinh Hiền Anh, Lê Mận, Tố Nga... đã tận tay trao 7 tấn gạo cho 1305 gia đình khó khăn ở Hà Nội.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19, Ngày sách Việt Nam 2020 diễn ra theo hình thức online từ ngày 19.4 đến 20.5. Trong 1 tháng diễn ra hội sách, hàng chục sự kiện được tổ chức trực tuyến để tránh tình trạng tập trung đông đúc nơi công cộng, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Hiện tại, một số dự án phim tài liệu đã kịp thời bắt nhịp, ghi lại hành trình cả nước tích cực phòng, chống dịch Covid-19. Làm phim đúng giai đoạn dịch bệnh là công việc không dễ dàng, song bằng tinh thần quyết tâm và nỗ lực đặc biệt, những nhà làm phim đã sẵn sàng vượt khó.