(HBĐT) - Hòa Bình được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống… Trong đó, loại hình nghệ thuật múa chuông của đồng bào dân tộc Dao (Đà Bắc) đã tạo nét riêng độc đáo, đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa các dân tộc.



Người Dao bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) biểu diễn múa chuông phục vụ du khách đến thăm quan, du lịch.

Nếu như dân tộc Mường có điệu múa sênh tiền, dân tộc Thái, Tày có điệu múa xòe, dân tộc Mông có điệu múa khèn… thì dân tộc Dao có điệu múa chuông. Nghệ nhân ưu tú loại hình nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian dân tộc Dao Lý Văn Hềnh, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Múa chuông là một trong những điệu múa chính và đặc sắc trong các nghi lễ linh thiêng của đồng bào Dao như: Tết nhảy, lễ Lập tịch, Tết Thanh minh, rằm tháng Giêng, tháng Bảy đều có múa chuông… Đặc biệt, múa chuông trong Tết nhảy là lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn Vương đã bảo vệ cuộc sống gia đình, dòng tộc, mong tổ tiên che chở cho mọi thành viên trong gia tộc mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, phù hộ cho dân bản có cuộc sống no ấm, yên vui.

Là điệu múa truyền thống của đồng bào Dao, múa chuông thường có cả nam và nữ, mỗi đợt múa chuông có từ 6 người tham gia trở lên, càng đông càng vui. Khi múa, tay trái người múa cầm một chiếc đóm, tay phải cầm một chiếc chuông để đánh nhịp và có một người dẫn xướng. Vừa múa họ vừa hát những bài hát cổ xưa, mô phỏng quá trình mưu sinh trên đất mới, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái trong từng gia đình. Trong điệu múa này, chiếc chuông nhỏ bằng đồng có chuôi là đạo cụ chính để người múa cầm, kết hợp với một số đạo cụ phụ như trống con, đàn nhị, sáo… tạo thành nhạc điệu nhịp nhàng nhưng rộn ràng, khỏe khoắn, đưa bước chân các chàng trai, cô gái Dao nhún nhảy theo điệu múa.

Chị Lý Sao Mai, đội văn nghệ xóm Sưng, xã Cao Sơn cho biết: Múa chuông là điệu múa truyền thống của đồng bào Dao, từ khi còn là những cô bé, cậu bé, chúng tôi đã tiếp xúc với các điệu múa chuông của dân tộc và được ông bà, cha mẹ truyền dạy, hướng dẫn. Với người Dao, các tín ngưỡng văn hóa, điệu múa truyền thống đã ăn sâu vào máu và không ai không biết múa chuông. Đặc biệt, từ khi xóm Sưng làm du lịch cộng đồng, bắt đầu đón những đoàn khách quốc tế đến thăm quan, tìm hiểu về phong cảnh, văn hóa, tín ngưỡng, trải nghiệm các hoạt động trong sinh hoạt đời sống văn hóa của người dân địa phương, múa chuông được biểu diễn phục vụ du khách đến thăm quan, du lịch tại bản, chứ không chỉ múa chuông trong dịp lễ, Tết hay ngày trọng đại của gia đình, dòng họ như trước. Tôi thấy khách nước ngoài đến đây rất thích xem biểu diễn múa chuông truyền thống, trực tiếp tham gia các công đoạn làm thổ cẩm, vẽ sáp ong, thêu thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao.

Đồng chí Bùi Thị Hồng Anh, Trưởng Phòng VH-TT huyện Đà Bắc cho biết: Hiện nay, dân tộc Dao chiếm 13,71% dân số của huyện. Bên cạnh một số bản còn giữ nguyên những nét văn hóa truyền thống từ nhà ở, trang phục, tín ngưỡng văn hóa…, một số nơi đã có những thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Huyện đã có nhiều giải pháp để giữ gìn, bảo tồn và phát huy những vốn quý, văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao, như: vận động bà con phục dựng lại những nét văn hóa truyền thống của dân tộc; tổ chức lễ hội người Dao mừng xuân mới; tổ chức các hội diễn cơ sở và đưa điệu múa chuông tham gia các hội diễn của tỉnh; duy trì văn hóa tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian tại các bản du lịch cộng đồng…


Hồng Ngọc

Các tin khác


Bức tranh nông thôn mới ở chiến khu Mường Khói

(HBĐT) - Đường về trung tâm xã đã trải nhựa tít tắp, thênh thang, đường nối liền mỗi xóm, làng cũng cứng hóa, thuận tiện cho việc giao thương, đi lại. Điện lưới quốc gia thắp sáng từng nhà; vườn tược, đồi rừng sum sê, trĩu quả... Đó là những hình ảnh tươi sáng ở Chiến khu Mường Khói xưa, miền quê Tân Mỹ (Lạc Sơn) giàu truyền thống cách mạng hôm nay.

“Trăng” - Album tiên phong mới của NSƯT Tố Nga

"Trăng” là dự án đặc biệt của NSƯT, ca sĩ Tố Nga, mang tính tiên phong của một nghệ sĩ dòng nhạc truyền thống khi phát hành cùng lúc với ba định dạng: đĩa than, băng cối và CD.

Công nhận mẫu Huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình"

(HBĐT) - Ngày 7/8, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1797/QĐ-UBND về việc công nhận mẫu Huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình".

Người "giữ lửa" văn hóa bản Mường Lũy Ải

(HBĐT) - Những giá trị văn hóa, tâm linh có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống đồng bào người dân tộc Mường. Với vai trò là nghệ nhân Mo Mường, người uy tín trong cộng đồng mang trọng trách "giữ lửa” cho văn hóa Mường, ông Bùi Văn Khẩn, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) không chỉ am hiểu tường tận về văn hóa dân tộc mình, mà còn lưu giữ nhiều vật dụng cổ, bảo tồn, truyền dạy các di sản văn hóa cho những thế hệ nối tiếp.

Bảo tàng tỉnh: Hoàn thiện hồ sơ cho 41 di vật, cổ vật

(HBĐT) - Với chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày toàn bộ di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình; bảo tồn, quản lý, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh.

Nơi lưu giữ những ký ức chiến thắng

(HBĐT) - Là nơi lưu giữ những ký ức trong chiến thắng vẻ vang của dân tộc, với hàng nghìn hiện vật, ảnh tư liệu được sắp đặt tại các khu vực trưng bày, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã tái hiện chân thực, sinh động về chiến dịch Điện Biên Phủ - hành trình 56 ngày đêm "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục