(HBĐT) - Đến năm 2000, nhờ ánh sáng Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được sự quan tâm của các cấp, ngành, mo Mường dần được khôi phục và được công nhận. Kể từ đó, những lời mo, áng mo có cơ hội nâng tầm và phát triển.
Bài 2 - Để mo Mường xứng tầm di sản
Nghệ nhân mo thực hiện nghi lễ mo tại lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) năm 2020.
Khẳng định giá trị văn hoá mo Mường
Tìm về Phong Phú (Tân Lạc) - một trong những địa phương có câu lạc bộ mo Mường sớm nhất của tỉnh, cũng là trung tâm của vùng đất cổ Mường Bi. Được cùng thầy mo Bùi Văn Xiên đi làm lễ mo thanh minh cho người dân tại xóm Sơn Phú tôi mới thật sự hiểu vì sao mo Mường lại có sức sống mãnh liệt và trường tồn lâu đến vậy: "Hết năm cũ, sang năm mới. Hôm nay thanh minh tảo mộ, để lạy ông Chiểng chạ, tạ ông thần linh… Hôm nay sắm cỗ cơm, trầu cau, tiền, vải. Có gà, có cá, có quần, có áo, có bó củi, bó lá… mời ông thần linh, Chiểng chạ, tổ tiên ở bãi về nhận lễ để phù hộ độ trì…”, những lời mo được xướng lên kết nối hai thế giới, giúp con cháu thể hiện lễ hiếu với cha mẹ, tổ tiên, cầu mong phù hộ cho các thế hệ trong gia đình luôn bình an, mạnh khoẻ, may mắn.
Là người con xứ Mường Động, nghệ nhân ưu tú Bùi Đăng Chành, xã Kim Bôi (Kim Bôi) chia sẻ: Mo được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân như thanh minh, mát nhà, làm vía, làm wại thắn (làm vía cho người già), mo đưa người đã khuất về thế giới bên kia. Ngày nay, để phù hợp với nếp sống văn hoá mới, nhiều nghi lễ mo đã được cắt giảm để tránh rườm rà như đám tang không kéo dài quá 24h, thanh minh lộc lá đầu năm cũng được rút gọn. Nhưng hồn, cốt của mo vẫn được giữ gìn, phát triển.
Để lưu giữ và phát triển mo Mường một cách bài bản, có hệ thống khoa học, tỉnh đã xác định mo Mường là di sản văn hoá cần được bảo tồn, phát huy, được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, tiếp tục đưa vào ở nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, nêu rõ: Huy động các nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá miền núi của các dân tộc thiểu số trong tỉnh gắn với phát triển du lịch; trình tổ chức UNESCO hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể mo Mường ghi danh tại danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Để mo Mường được sống mãi
Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống với những đổi thay và sự du nhập của các nền văn hoá trên thế giới, đến nay, mo Mường vẫn có sức sống bền bỉ qua năm tháng. Qua thời gian, làn điệu mo đã góp phần nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn của bao thế hệ người con đất Mường. Để mo Mường được sống mãi cùng với thời gian, hiện nay, cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn tỉnh chung tay thực hiện nhiều kế hoạch trước mắt và dài hạn để ghi danh mo Mường vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể thế giới.
Gần đây nhất, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh thay mặt BTV Tỉnh uỷ ban hành Kết luận số 46-KL/TU, ngày 1/3/2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 20/1/2016 của BTV Tỉnh uỷ khoá XVI về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá mo Mường trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, kết luận khẳng định: Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia mo Mường Hoà Bình giữ vai trò rất quan trọng đối với nền văn hoá dân tộc Mường Hoà Bình và nền văn hoá các dân tộc Việt Nam nói chung. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản mo Mường là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng về những giá trị mo Mường đã từng bước thay đổi, nhất là sau khi mo Mường được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá mo Mường trên địa bàn tỉnh, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt một số nội dung như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa, các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị của di sản văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến di sản văn hóa mo Mường. Tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành T.Ư, các địa phương liên quan lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể mo Mường (tỉnh Hòa Bình) trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: Trong thời gian tới, Sở VH-TT&DL đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân tầm quan trọng và ý nghĩa của mo Mường. Đưa nội dung trình diễn văn hóa mo Mường vào các chương trình, sự kiện của tỉnh, ngày hội giao lưu văn hóa theo định kỳ được quy định của Bộ VH-TT&DL để giới thiệu, quảng bá sâu rộng về di sản văn hóa mo Mường. Giao câu lạc bộ mo Mường Lạc Sơn mở lớp truyền dạy một số nghi lễ cơ bản trong mo Mường và những bài mo thông thường, không có quá nhiều yếu tố tâm linh. Ngoài ra, tích cực phối hợp với Sở VH-TT&DL một số tỉnh có người Mường sinh sống để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận mo Mường là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Khánh Linh
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quyết định công bố tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng biệt thự du lịch (TCVN 7795:2021).
(HBĐT) - "Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được các cấp ủy, chính quyền, các ngành quan tâm chỉ đạo, người dân đồng tình, ủng hộ, tham gia, tạo sức lan tỏa rộng lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, mang lại nhiều đổi thay tích cực, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của Nhân dân trên địa bàn” - Chủ tịch UBMTTQ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) Nguyễn Bá Quyền cho biết.
(HBĐT) - Đa dạng hình thức tuyên truyền, đồng thời tạo những điểm nhấn ấn tượng nhằm chuyển tải đầy đủ, kịp thời nội dung bầu cử đến với các tầng lớp Nhân dân, đó là công việc tiểu ban thông tin tuyên truyền về bầu cử huyện Kim Bôi đã nỗ lực thực hiện trong thời gian qua, tạo được những hiệu ứng tích cực trong công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
(HBĐT) - Xóm Hạ, xã Phú Lai (Yên Thủy) được công nhận khu dân cư (KDC) nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020. Đưa chúng tôi thăm quan một vòng quanh xóm, ông Bùi Văn Giáp, Trưởng xóm chia sẻ: Xóm có hơn 140 hộ với 3 dân tộc, trong đó, dân tộc Mường chiếm 95%. Những năm qua, Nhân dân luôn đoàn kết, nỗ lực thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, nổi bật là phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh, lồng ghép với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Mới đây Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Điện Biên, CLB lữ hành Unesco đã tiến hành khảo sát tuyến du lịch lên đỉnh Pu Tó Cọ, nơi đặt Đài quan chiến dịch Điện Biên Phủ với mong muốn để nhiều người biết hơn về địa danh lịch sử này.
Ra mắt dịp kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2021), bộ phim Khúc mưa của Điện ảnh Quân đội nhân dân trở thành điểm nhấn khi tập trung khai thác đề tài hậu chiến với những số phận con người trong chiến tranh, những nỗi đau được hóa giải, từ đó làm đậm nét hơn giá trị nhân văn.