(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 3 đồng bào dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 64% dân số. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân, bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở vùng cửa ngõ của tỉnh được lưu giữ, phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.


Trang phục truyền thống dân tộc Mường được người dân thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, các dịp lễ hội và sự kiện văn hóa.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hình, xóm Rổng Cấn, xã Lâm Sơn luôn đau đáu giữ gìn và phát huy giá trị của chiêng Mường. Là một trong số ít nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật đánh chiêng, bà luôn mong muốn có thể xây dựng thế hệ nghệ nhân trẻ, nòng cốt, làm lực lượng kế cận trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chiêng Mường. Do đó, những năm gần đây, cùng với nỗ lực của các ngành, đơn vị và địa phương, bà tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của xã, huyện. Đến nay, bà Hình đã truyền dạy kỹ năng đánh chiêng cho khoảng hơn 100 người cả trong làng, ngoài xã. 

Những năm qua, UBND huyện đã phối hợp các ngành, đoàn thể triển khai nhiều chương trình, hoạt động, đề án nhằm bảo vệ, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc Mường... Theo đó, phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh, lấy các đội văn nghệ là nhân tố tuyên truyền, khơi lại nét đẹp truyền thống của trang phục, dân ca, chiêng Mường... Mỗi năm, vào các kỳ hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng, các đội văn nghệ được tạo điều kiện tham gia dự thi để lan tỏa, phát huy những yếu tố bản sắc văn hóa qua các tiết mục, trang phục biểu diễn. 

Ngành văn hóa huyện xây dựng kế hoạch tập huấn cho các đội văn nghệ với từng chủ đề khác nhau qua từng năm. Từ năm 2019 đến nay, đã có gần 850 người được phổ biến, hướng dẫn các làn điệu dân ca, điệu múa, trình tấu chiêng Mường. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, trọng tâm của huyện là phát triển các giá trị đời sống tinh thần, điển hình như chiêng Mường, trang phục dân tộc, dân ca Mường. Thông qua các lớp tập huấn kỹ năng được tổ chức theo từng chủ đề, nhiều đội văn nghệ từ không có kiến thức cơ bản đã phát huy tốt năng lực, giúp lan tỏa được những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống đến từng thôn, xóm trên địa bàn. 

Cùng với đó, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa được địa phương quan tâm. Nhiều xã, thị trấn chú trọng xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh. Công tác giáo dục chính trị, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức... được triển khai sâu rộng, gắn với xây dựng NTM.
Với những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc dân tộc đã được bảo vệ, phát huy. Hiện, toàn huyện có trên 780 di sản văn hóa phi vật thể; 146 đội văn nghệ ở các xã, thị trấn. Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có khoảng 75% làng, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa.


Thu Hằng

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục