Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023), 10 năm đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp năm (2013 - 2023), chiều 14/12, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với nhiếp ảnh gia và quay phim tư liệu Maureen Ragoucy (Pháp) tổ chức khai mạc triển lãm "Nhớ Barbara" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: PV
Triển lãm "Nhớ Barbara" kể 14 câu chuyện - những mảnh ghép ký ức của 14 người phụ nữ, là những nhân chứng sống đã đi qua giai đoạn lịch sử khốc liệt của chiến tranh thế giới thứ 2 tại Pháp, Italy, Anh, Đức, Ba Lan, Hungary, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vào thời điểm đó, họ vẫn còn là những đứa trẻ, thiếu nữ, sinh viên hay đã đi làm, với nhiều cá tính và hoàn cảnh khác nhau. Có người phải rời xa quê hương, chạy trốn khỏi khu ổ chuột, có người phải chịu cảnh tù đày, đối diện với sự mất mát người thân...; nhưng trên tất cả họ đã không khuất phục, từ bỏ, hay sợ hãi…
Tác giả Maureen Ragoucy đã dành thời gian 8 năm để đến từng quốc gia nơi những người phụ nữ sinh sống để thực hiện dự án đặc biệt này. Cô đã gặp gỡ, làm quen, chia sẻ và đồng cảm để tạo nên sự kết nối giữa những ký ức lịch sử. Ngôn ngữ thể hiện trong triển lãm cũng thật đặc biệt, đó chính lời nói, giọng kể của nhân vật gắn với những bức chân dung của những người phụ nữ đầy cảm xúc; qua đó thể hiện chiến tranh một cách chân thực và sống động qua góc nhìn của người phụ nữ tại các đất nước khác nhau.
Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh: Triển lãm "Nhớ Barbara" được tổ chức như một hoạt động đầy ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp năm 2023.
Triển lãm kể câu chuyện có thật xung quanh cuộc sống của nhiều phụ nữ ở Pháp, Italy, Anh, Đức, Ba Lan, Hungary, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai, những câu chuyện này càng có ý nghĩa hơn khi được giới thiệu trong không gian của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - nơi trưng bày và lưu giữ những câu chuyện lịch sử về phụ nữ Việt Nam, những nữ dân công gánh bộ, đội quân tóc dài, những "tay cày tay súng", những nữ thanh niên xung phong, những nữ chiến sỹ lái xe Trường Sơn tuổi đôi mươi... đã trở thành huyền thoại đại diện cho nhiều lớp người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Bà Nguyễn Thị Minh Hương đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và tác giả Maureen Ragoucy khi tổ chức triển lãm rất đặc biệt này. "Từ câu chuyện lịch sử ‘Nhớ Barbara’, tôi tin tưởng rằng mỗi chúng ta sẽ có những suy nghĩ và hành động của mình; cùng nhìn lại quá khứ để hướng đến cuộc sống hôm nay, đoàn kết đấu tranh và vun đắp vì một nền hòa bình chung cho mọi quốc gia, dân tộc, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em trên toàn thế giới. Tôi tin sự kiện hôm nay sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ, tiếp tục mở ra những cơ hội và hoạt động hợp tác trong tương lai giữa hai quốc gia Việt Nam và Pháp nói chung, giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Pháp nói riêng", bà Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh.
Khách tham quan nghe các nhân vật kể câu chuyện của mình. Ảnh: PV
Theo Ban Tổ chức, việc giới thiệu triển lãm "Nhớ Barbara" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam như một sự soi chiếu về cuộc sống trong cuộc chiến của những người phụ nữ khác nhau trên thế giới. Qua những câu chuyện tại triển lãm "Nhớ Barbara", một điểm tương đồng rất dễ nhận thấy giữa những người phụ nữ trong chiến tranh không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới là sự mạnh mẽ, phi thường vượt lên những gian khổ, mất mát, hy sinh với tình yêu cuộc sống và lòng tin tưởng mãnh liệt vào tương lai. Họ đã sống, chiến đấu và đi qua cuộc chiến với lý tưởng và khát vọng hòa bình.
Tên của triển lãm "Nhớ Barbara" được lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng cùng tên của nhà thơ người Pháp, Jacques Prévert, xuất bản năm 1946. Triển lãm "Nhớ Barbara" đã được tác giả Maureen Ragoucy triển lãm ở rất nhiều bảo tàng tại Pháp. Năm 2019, tác giả nhận được khoản tài trợ hỗ trợ sáng tạo từ vùng Hauts-de-France để có thể giới thiệu triển lãm của cô tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Triển lãm "Nhớ Barbara" kéo dài đến hết ngày 31/12/2022.
Theo TTXVN
Trong bối cảnh hiện nay, trước những thời cơ, thách thức đặt ra với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, hoàn thiện thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa chính là xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội.
(HBĐT) - Tối 9/12, tại xã Mai Hịch (Mai Châu), Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến phối hợp với Huyện ủy, Đoàn Thanh niên huyện Mai Châu tổ chức đêm giao lưu tọa đàm "Tuổi trẻ Mai Châu với đoàn quân Tây Tiến”. Tham dự có trên 40 thành viên Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến và gần 500 ĐVTN, người dân Mai Châu.
(HBĐT) - Cùng với niềm tự hào là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chiêng Mường Hòa Bình được người dân gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị. Đây cũng là loại hình nghệ thuật đặc sắc, phổ biến nhất, có sức lan toả mạnh mẽ, gắn bó và gần gũi với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân xứ Mường.
(HBĐT) - Ngày 7/12, UBND tỉnh họp triển khai công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023 chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Người Mông của tỉnh sinh sống chủ yếu ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Trang phục truyền thống của người Mông được sử dụng nhiều kỹ thuật thủ công và kỹ thuật tạo hình hoa văn độc đáo. Đó là kỹ thuật thêu, dệt, ghép vải, ghép kim loại, kỹ thuật in sáp ong. Sự phong phú về kỹ thuật không chỉ phản ánh giá trị của trang phục mà còn phản ánh trình độ sáng tạo, kỹ thuật thủ công và khả năng thẩm mỹ của đồng bào dân tộc.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.