"Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.


Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham quan triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” trong khuôn khổ Hội nghị Văn hoá 2021. Ảnh: Hải Nguyễn

Những vấn đề trong phát triển văn hóa

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, giáo dục của Quốc hội, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, quan tâm cho phát triển văn hóa không chỉ thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền tảng tinh thần, động lực, mục tiêu, mà còn là yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quan điểm, đường lối, chính sách, luật pháp cho phát triển văn hóa.

Nhờ đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn; Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được biểu dương, truyền cảm hứng cho toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung; Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực... 

Tuy nhiên, PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, trong nhiều năm vừa qua, thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa cũng tồn tại một số vấn đề. Trong Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư đã chỉ rõ, đó là: "Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao… Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, công tác giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc”. 

Kết quả là chúng ta "thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người”.

Tháo gỡ những điểm nghẽn

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, hội thảo "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lần này chính là cách để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Kết luận của Tổng Bí thư để tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa.

Còn theo quan điểm của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ, văn hóa là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang hoàn thiện dự thảo một Nghị định về vấn đề này để Chính phủ xem xét. Trong đó sẽ đánh giá thực trạng sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ làm văn hóa trong thời gian qua có bất cập khi nhiều nơi bố trí cán bộ chưa đúng với năng lực, sở trường để phát huy năng lực của cán bộ.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ, đây là điểm vấn đề lớn và mong tại hội thảo tới sẽ trao đổi thảo luận thêm về vấn đề này để ban hành chính sách lớn trong đào tạo bố trí cán bộ làm văn hoá, qua đó khắc phục những bất cập trong thời gian qua. Thứ trưởng Thủy cũng thông tin, hiện Bộ đang nghiên cứu chính sách đãi ngộ đặc thù đối với các văn, nghệ sĩ như: Múa, xiếc có tuổi nghề ngắn. Khi không còn tham gia trình diễn nữa sẽ bố trí phân công như thế nào cho phù hợp chứ không phải vắt kiệt sức khi đang lao động, còn không đủ sức khoẻ thì cho nghỉ.

Ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá cần sự phối hợp các ngành với nhau. Hội thảo sẽ là diễn đàn để các giới, cơ quan quản lý, các nhà văn hoá chia sẻ. Với sự tham dự của các nhà lãnh đạo tại hội thảo sẽ xây dựng được thể chế chính sách và nguồn lực cho sự phát triển của văn hoá.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo nhấn mạnh, qua các tham luận, tổng hợp các ý kiến tại Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ có những kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền để xem xét sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về vấn đề thể chế, chính sách và cố gắng bảo đảm cho được nguồn nhân lực cũng như các thủ tục tài chính để phát triển văn hóa theo đúng mục tiêu mà Đảng đã nêu ra và đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, Hội thảo sẽ là dịp để bàn luận, thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến văn hóa để đưa ra các quyết sách đúng, các giải pháp sát với thực tiễn để triển khai tốt hơn, đi vào cuộc sống càng nhanh càng tốt.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Thể chế, chính sách và nguồn lực phát triển văn hóa là chủ đề của Hội thảo văn hóa 2022

Sáng 12/12, Văn phòng Quốc hội thông tin tới các cơ quan thông tấn báo chí: Vào ngày 17/12, tại tỉnh Bắc Ninh, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh sẽ chủ trì Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

Hoàn thiện thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Trong bối cảnh hiện nay, trước những thời cơ, thách thức đặt ra với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, hoàn thiện thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa chính là xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội.

Giao lưu tọa đàm “Tuổi trẻ Mai Châu với Đoàn quân Tây Tiến”

(HBĐT) - Tối 9/12, tại xã Mai Hịch (Mai Châu), Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến phối hợp với Huyện ủy, Đoàn Thanh niên huyện Mai Châu tổ chức đêm giao lưu tọa đàm "Tuổi trẻ Mai Châu với đoàn quân Tây Tiến”. Tham dự có trên 40 thành viên Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến và gần 500 ĐVTN, người dân Mai Châu.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa chiêng Mường

(HBĐT) - Cùng với niềm tự hào là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chiêng Mường Hòa Bình được người dân gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị. Đây cũng là loại hình nghệ thuật đặc sắc, phổ biến nhất, có sức lan toả mạnh mẽ, gắn bó và gần gũi với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân xứ Mường.

Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023

(HBĐT) - Ngày 7/12, UBND tỉnh họp triển khai công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023 chủ trì hội nghị.

Bảo tồn, phát huy nét độc đáo trang phục dân tộc Mông

(HBĐT) - Người Mông của tỉnh sinh sống chủ yếu ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Trang phục truyền thống của người Mông được sử dụng nhiều kỹ thuật thủ công và kỹ thuật tạo hình hoa văn độc đáo. Đó là kỹ thuật thêu, dệt, ghép vải, ghép kim loại, kỹ thuật in sáp ong. Sự phong phú về kỹ thuật không chỉ phản ánh giá trị của trang phục mà còn phản ánh trình độ sáng tạo, kỹ thuật thủ công và khả năng thẩm mỹ của đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục