(HBĐT) - Huyện Yên Thuỷ có trên 6,1 vạn dân, 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30%. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, độc đáo, tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú.


Các CLB phụ nữ huyện Yên Thuỷ giao lưu văn nghệ về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc. 

Đồng chí Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện cho biết: Cộng đồng có nhận thức, ý thức cao về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cùng nhau lưu giữ những nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình và truyền thống văn hoá chung. Thêm vào đó, một bộ phận lớn người dân có nguồn gốc nhiều đời định cư ở địa phương, kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp nên nét đẹp văn hoá các dân tộc không bị ảnh hưởng nhiều bởi các luồng văn hoá ngoại lai.

Những năm qua, công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn được huyện xác định là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Huyện uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá (DSVH). Tăng cường truyền thông, quảng bá để các tầng lớp nhân dân hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc, tầm quan trọng và vị trí của việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc. Chú trọng khôi phục, gìn giữ và thúc đẩy sinh hoạt văn hoá cộng đồng, trò chơi dân gian. Quan tâm phát hiện, tôn vinh, đãi ngộ đối với các nghệ nhân, gia đình, cộng đồng có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc.

Với những giải pháp tích cực, vốn DSVH vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện Yên Thủy được khơi dậy, bảo tồn và phát huy. Huyện có 12 di tích và danh lam thắng cảnh đã được công nhận, trong đó có 9 di tích, danh lam cấp tỉnh, 3 di tích, danh lam cấp quốc gia. Từ năm 2018 đến nay, bằng các nguồn vốn khác nhau đã trùng tu, tôn tạo một số di tích như: chùa Hang, đình Thượng (xã Yên Trị), đình Phủ Vệ (xã Đoàn Kết). Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chùa Tác Đức (xã Lạc Thịnh) từ nguồn xã hội hoá đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 478/QĐ-UBND, ngày 15/3/2022.

Trong hoạt động bảo tồn DSVH phi vật thể, huyện đã đẩy mạnh kiểm kê, ghi danh, truyền dạy và phát huy DSVH, tôn vinh các nghệ nhân. Trên địa bàn có 115 đội văn nghệ xóm, bản; thành lập được CLB chiêng Mường xã Lạc Sỹ, xã Hữu Lợi; CLB hát chèo xã Ngọc Lương; CLB Mo Mường huyện Yên Thuỷ. Quan tâm truyền dạy, bảo lưu, trao truyền DSVH đã thành lập các CLB "Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc Mường” ở các xã Đa Phúc, Lạc Lương, Lạc Sỹ; cửa hàng "Trang phục áo dài - trang phục dân tộc 0 đồng” xã Lạc Thịnh. Trong huyện có 2 nghệ nhân Mo Mường được công nhận "Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực DSVH phi vật thể.

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn vốn DSVH được gắn với phát huy thế mạnh du lịch địa phương. Trên địa bàn có đa dạng điểm đến du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương như: chùa Hang (xã Yên Trị), chùa Tác Đức (xã Lạc Thịnh), danh thắng hang Nước - động Thiên Tôn (xã Ngọc Lương), đình Xàm (xã Phú Lai)... Thông qua bảo tồn, phát huy các DSVH đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT-XH trên địa bàn. 

     Bùi Minh

Các tin khác


Lan tỏa giá trị di sản văn hóa chiêng Mường

(HBĐT) - Cùng với niềm tự hào là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chiêng Mường Hòa Bình được người dân gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị. Đây cũng là loại hình nghệ thuật đặc sắc, phổ biến nhất, có sức lan toả mạnh mẽ, gắn bó và gần gũi với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân xứ Mường.

Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023

(HBĐT) - Ngày 7/12, UBND tỉnh họp triển khai công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2023 chủ trì hội nghị.

Bảo tồn, phát huy nét độc đáo trang phục dân tộc Mông

(HBĐT) - Người Mông của tỉnh sinh sống chủ yếu ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Trang phục truyền thống của người Mông được sử dụng nhiều kỹ thuật thủ công và kỹ thuật tạo hình hoa văn độc đáo. Đó là kỹ thuật thêu, dệt, ghép vải, ghép kim loại, kỹ thuật in sáp ong. Sự phong phú về kỹ thuật không chỉ phản ánh giá trị của trang phục mà còn phản ánh trình độ sáng tạo, kỹ thuật thủ công và khả năng thẩm mỹ của đồng bào dân tộc.

Chiêm ngưỡng di sản thế giới đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng

Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 Suối nguồn                      

(HBĐT) - Ngày nhỏ, chiều xuống, dường như lần nào tôi cũng hỏi dì: "Cánh chuồn về ngủ ở đâu”. Rồi sống đến nửa cuộc đời tôi cũng không biết tăm tích giấc ngủ của những cánh chuồn ấy. Chỉ biết là, khuất nẻo bờ suối về phía rừng. Còn tôi, tôi phải theo dì về dưới làng của mẹ. "Rừng thiêng nước độc” có thứ lá giết chết cả con trâu mộng, đá nhọn hoắt sắc như tai mèo. Nhưng, trên ấy là quê cha tôi. Làng gác núi, rừng quấn quýt với đồng cũng bởi một dòng suối bình thản trong mát. Suối cũng như tôi, như một vương nợ, một day dứt giữa làng với núi.

Tết cơm đe - nét văn hóa của người Mường Rậm xã Lạc Thịnh

(HBĐT) - Hàng năm, vào ngày 26/10 âm lịch, người dân Mường Rậm, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) lại tổ chức Tết cơm đe theo truyền thống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục