(HBĐT) - Ngày 22/12, Bộ VH-TT&DL tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo hội nghị.


Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hoà Bình. 

Năm 2022, bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành VH-TT&DL đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chủ đề công tác là "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ". Các hoạt động VH-TT&DL sôi động trở lại. Nhiều giá trị văn hoá, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp, gương người tốt, việc tốt tiếp tục được nhân rộng, phát huy.

SEA Games 31 được tổ chức thành công trên nhiều phương diện. Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX để lại nhiều dấu ấn về công tác tổ chức, chuyên môn. Du lịch phục hồi nhanh tại các địa bàn trọng điểm; khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 ước đạt 3,5 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 101 triệu lượt. Công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di tích lịch sử văn hóa đạt nhiều thành tích…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị: Thời gian tới, ngành VH-TT&DL xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030 và Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc theo đúng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, hành động trong triển khai các nhiệm vụ văn hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa các di sản quốc gia để mỗi người dân được hiểu, biết thêm về lịch sử. Tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan nhằm bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá... Đối với lĩnh vực du lịch, hướng tới phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đồng thời yêu cầu toàn ngành chuyển hoá các kế hoạch thành việc làm thiết thực. Phát huy hơn nữa vai trò lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp "Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”; tiếp tục triển khai hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại hội nghị văn hoá toàn quốc năm 2021, với mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt là "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”…

Nhân dịp này, thừa ủy quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ VH-TT&DL.


Đỗ Hà

Các tin khác


Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023

(HBĐT) - Ngày 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh..

Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở thành phố mang tên Bác

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. Đây là một quyết sách mới của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng mong muốn của người dân trong việc thể hiện tình cảm, khẳng định tấm lòng son sắt đối với Người.

Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng - Biểu tượng anh hùng cao đẹp

Ngày 20/12/2022, tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng và Khánh thành Tượng đài N’Trang Lơng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1912–1936). Đây là việc làm góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, khơi dậy khát vọng phát triển, quyết tâm xây dựng quê hương Đắk Nông giàu đẹp.

Thúc đẩy phát triển phong trào văn hóa, thể thao dân tộc

(HBĐT) - Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 75% dân số của tỉnh, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc khác. Giá trị văn hóa truyền thống và thể thao của các dân tộc được quan tâm, bảo tồn và phát triển. Qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch của vùng đồng bào DTTS.

Phát huy giá trị văn hóa Champa xứ Huế

Thừa Thiên Huế hiện có một hệ thống các di tích và hiện vật Champa phong phú và đa dạng, phản ánh rõ nét về giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời và đáng tự hào này. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Champa tại Thừa Thiên Huế là một thành tố quan trọng để phát huy bản sắc văn hóa Huế - một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cây si của người Mường

(HBĐT) - Người Mường không có tục thờ cây si riêng rẽ như người Việt ở các vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ mà thờ cây si luôn gắn với việc cúng vía. Có hơn chục loại cúng vía khác nhau, nhưng chỉ có cúng vía cho người già (la̒ mṷ thố), cúng vía cho trẻ thơ, cho người còn sống khi anh em hoặc chị em có người mất (mṷ thắi) thì mới cúng đến cây si (lêênh khi). Bài viết này chỉ giới thiệu bài cúng vía tiêu biểu là Mụ thố: Vía cho người già từ 60 tuổi trở lên. Dưới tuổi đó không làm Mụ thố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục