(HBĐT) - Được xem là vùng lõi văn hoá Mường, người Mường huyện Lạc Sơn luôn tự hào về câu ca "Cơm Mường Vó, lọ Mường Vang, Thường rang mường Búm Khói”, ý nói về sự thịnh vượng, no đủ. Nhiều nét văn hoá nổi bật như: nhà sàn, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ, các lễ hội văn hoá truyền thống, Mo Mường, Chiêng Mường, các làn điệu dân ca… được lưu truyền đến ngày nay.
Nghệ nhân Bùi Thị Thu (thứ hai từ trái sang), xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) hát dân ca Mường, góp phần quảng bá văn hoá các dân tộc.
Tiêu biểu hơn cả là hát dân ca Mường - loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ do người dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ đời sống tinh thần vẫn vẹn nguyên sức sống. Trên khắp vùng Mường Vang, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể hát Thường đang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên là thể loại diễn ra nhiều nhất, phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Qua quá trình dày công sưu tầm, ghi chép tài liệu nhiều năm của nhóm sưu tầm do ông Bùi Văn Nỏm (thị trấn Vụ Bản) là trưởng nhóm, cùng Nghệ nhân Ưu tú Bùi Huy Vọng (xã Hương Nhượng) và các thành viên, toàn huyện có khoảng 300 nghệ nhân hát dân ca, lưu giữ được gần 1.000 gigabyte hình ảnh, thu âm, video, phóng sự. Việc làm của nhóm nghiên cứu, sưu tầm góp phần làm sáng tỏ cơ sở, ý nghĩa của dân ca Mường, phát huy giá trị tốt đẹp, đồng thời giúp cộng đồng thêm hiểu, trân quý các làn điệu dân ca. Đến nay, việc tổ chức hát đúm giao duyên nói riêng, nghệ thuật hát dân ca Mường nói chung được diễn ở nhiều lễ hội. Chẳng hạn như ở các lễ hội đình Cổi, đình Khói, mỗi cuộc hát đúm giao duyên thu hút hàng vạn người, xuất hiện những giọng hát dân ca đẹp, cuốn hút, như các nghệ nhân: Quách Thị Lon, Bùi Văn Lịch, Bùi Văn Tín…
Bên cạnh đó, công tác khôi phục và tổ chức lễ hội truyền thống dân tộc được coi trọng. Trên địa bàn đã phục dựng và duy trì 8 lễ hội dân gian truyền thống, tiêu biểu là lễ hội Đu Vôi, đền Thượng, đền Trường Khạ - thị trấn Vụ Bản; lễ hội đình Băng - xã Ngọc Lâu; lễ hội đình Khói - xã Ân Nghĩa; lễ hội đình Khênh - xã Văn Sơn; hang Khụ Dúng - xã Nhân Nghĩa; lễ hội đình Cổi - xã Vũ Bình. Thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" và "Nghệ nhân Ưu tú" cho công dân Việt Nam đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, huyện có 1 nghệ nhân Mo Mường (ông Bùi Văn Minh, xã Văn Sơn) được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân; 8 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú về tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian, trong đó có 1 nghệ nhân hát thường rang, bộ mẹng (bà Quách Thị Lon, xã Ân Nghĩa) được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú.
Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Để bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, địa phương đã mở nhiều lớp truyền dạy kỹ năng đánh Chiêng Mường, lớp dạy chữ Mường và truyền dạy Mo Mường. Phối hợp với Sở VH-TT&DL mở các lớp về công tác quản lý và phát huy các giá trị dân tộc, quản lý các di tích danh thắng. Mặt khác, hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ (CLB) về DSVH tại cơ sở. Các DSVH phi vật thể tiêu biểu như Mo Mường, nghệ thuật trình diễn Chiêng Mường, hát Thường rang, bộ mẹng, múa, CLB văn hóa, văn nghệ tại các xóm, phố được phát huy. Hát dân ca Mường được đưa vào truyền dạy, tổ chức giao lưu trong các trường học. Đặc biệt, Thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên được đưa lên mạng xã hội qua kênh youtube, facebook cá nhân như hình thức chuyển tải sống động, tạo hiệu ứng lan toả mạnh mẽ. Toàn huyện có 252 đội văn nghệ xóm, phố, 4 CLB dân ca Mường, 1 CLB bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Mo Mường.
Bên cạnh đó, huyện triển khai đồng bộ các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả DSVH trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại, từng bước khôi phục các giá trị văn hoá trong đời sống cộng đồng các dân tộc. Gắn phát triển kinh tế với công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, góp phần phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ hội nhập. Phát triển các mô hình du lịch cộng đồng ở vùng cao, khai thác có hiệu quả tài nguyên tự nhiên trong các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch. Mục đích trọng tâm của huyện trong những năm tiếp theo là 80% người Mường trên địa bàn biết nói tiếng Mường; 20% người Mường biết chữ Mường; 85% người Mường mặc trang phục truyền thống thường xuyên dịp lễ tết, hội hè, các ngày lễ của địa phương; phát huy các giá trị tiêu biểu của dân tộc như Mo Mường, hát Thường rang, bộ mẹng, chiêng Mường, nhạc cụ dân tộc, các nét văn hoa thổ cẩm; phục dựng các lễ hội truyền thống, tổ chức ngày hội Tết Độc lập 19/8 và Quốc khánh 2/9; bảo tồn phong tục tập quán, văn hoá tín ngưỡng và phương thức trồng lúa nước dân tộc Mường trên địa bàn xã Quý Hoà, Miền Đồi.…
BM
(HBĐT) - Hà Giang là tỉnh vùng biên giới cực Bắc của Việt Nam. Đây là vùng đất quá nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ. Người dân các dân tộc nơi đây mộc mạc, hiếu khách. Vẻ đẹp bốn mùa lúc nào cũng làm say đắm bất kỳ ai từng đặt chân đến.
(HBĐT) - Tôi trở lại Luang Prabang sau gần 20 năm chạm mặt. Những đổi thay là không đáng kể, dù dấu vết thời gian in hằn, hiển hiện khắp vùng đất cố đô của Lào. Du khách nước ngoài, nhiều nhất là Thái Lan đã đặt chân đến đây để chiêm bái những di sản về kiến trúc, tôn giáo, văn hóa độc đáo ở vùng đất cổ yên bình, nhẹ nhàng, dịu dàng này.
Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông đều phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành tem Tết.
(HBĐT) - Ban tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023 vừa ban hành Quyết định số 16/QĐ-BTC, ngày 19/1/2023 phê duyệt kịch bản tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình, năm 2023.
(HBĐT) - Tối 19/1, Sở VH,TT&DL tổ chức Chương trình nghệ thuật chào xuân Quý Mão năm 2023. Tới dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; cùng đông đảo bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố Hoà Bình.