(HBĐT) - Ban tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023 vừa ban hành Quyết định số 16/QĐ-BTC, ngày 19/1/2023 phê duyệt kịch bản tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình, năm 2023.


Ban Tổ chức sơ duyệt phần nghi lễ Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2023.

Theo đó, kịch bản Lễ hội gồm những nội dung chính sau: 

1. Ngày 27/1/2023 (Mồng 6 tháng Giêng âm lịch)

 1.1. Buổi sáng: Từ 06h30 phút - 11h00 phút:

- Thầy Mo cúng thần thổ công tại sân vận động xã Phong Phú.

- Ban Tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ Khai mạc (Màn Tế lễ, màn hòa tấu chiêng Mường, Chương trình nghệ thuật chào mừng).

- Trưng bày gian hàng chợ đêm tại Chợ Lồ, chuẩn bị trưng bày gian hàng tại sân vận động xã Phong Phú.

- Tổ chức thi đấu vòng loại các trò chơi gian gian (Bắn nỏ, đẩy gậy); thi séc bùa tại sân vận động xã Phong Phú (thành phần: 16 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc).

 1.2. Buổi chiều: Từ 13h30 phút - 17h00 phút: Tiếp tục tổ chức thi đấu vòng loại các trò chơi gian gian (Bắn nỏ, đẩy gậy); thi séc bùa tại sân vận động xã Phong Phú (thành phần: 16 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc).

1.3. Buổi tối: Từ 19h00 phút - 22h00 phút: Tổ chức khai mạc phiên chợ đêm Mường Bi tại chợ Lồ - xã Phong Phú.

2. Ngày 28/1/2023 (Mồng 7 tháng Giêng âm lịch)

2.1. Buổi sáng: Từ 8h00 phút - 11h00 phút:

- Tổ chức trang trí các gian trưng bày các sản phẩm nông sản, sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm văn hóa dân tộc.

- Tiếp tục tổ chức thi đấu môn kéo co, tổ chức các trò chơi dân gian.

- Thi hát đối tại sân vận động xã Phong Phú (thành phần: 16 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc).

- Tập luyện đội hình trình diễn trang phục dân tộc cho các thí sinh dự thi.

- Tổ chức tư vấn việc làm, đào tạo nghề tại sân vận động xã Phong Phú.

 - Khai chương trưng bày Hội Báo xuân tỉnh Hòa Bình, năm 2023.

2.2. Buổi chiều: Từ 13h 30 phút - 17h 00 phút

- Tiếp tục tập luyện đội hình trình diễn hòa tấu 500 diễn viên và nghệ nhân chiêng Mường tại sân vận động;

- Tập luyện đội hình trình diễn trang phục dân tộc cho các thí sinh dự thi tại sân khấu chính.

2.3. Buổi tối: Từ 19h30 phút - 22h00 phút

- Tiếp tục tổ chức phiên chợ đêm Mường Bi.

- Tổ chức thi sơ khảo trình diễn trang phục dân tộc (16 xã, thị trấn).

3. Ngày 29/01/2023 (Mồng 8 tháng Giêng âm lịch)

3.1. Buổi sáng: Từ 7h00 phút đến 11h30 phút:

 - Tổ chức nghi lễ thờ cúng mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần được thờ về tại miếu thờ xóm Lũy Ải;

- Tổ chức nghi lễ rước kiệu từ Miếu thờ xóm Lũy Ải ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú để khai mạc Lễ hội;

- Khai mạc Lễ hội gồm các nội dung sau:

+ Thầy Mo mời Quốc Mẫu Hoàng Bà dự chứng kiến Lễ hội;

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

+ Khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường;
+ Đánh trống khai hội.;

+ Trao chứng nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình cho các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi. 

+ Dấng chiêng: Màn diễn xướng gọi hồn chiêng của nghệ nhân Mo Mường. 

 + Biểu diễn màn hoà tấu chiêng Mường của 500 diễn viên và nghệ nhân chiêng Mường đến từ 16 xã, thị trấn huyện Tân Lạc và các đội chiêng của các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn.

+ Màn nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình, năm 2023.

- Đoàn rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà ra chứng kiến lễ đi cày đầu xuân tại Nà Trùng (cổng phía Đông - Nam sân vận động về trước khu Nà Trùng).

- Kết thúc rước kiệu về miếu Lũy Ải thực hiện nghi thức tế lễ tại miếu. Ban Tổ chức mời các đại biểu dự nội dung tế lễ, dâng hương. 

- Đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày giới thiệu ẩm thực và trưng bày các sản vật tiêu biểu của các địa phương.

- Chấm và trao giải các gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản, ẩm thực, đồ dùng đan lát thủ công truyền thống dân tộc, nhạc cụ dân tộc,...;

- Tiếp tục tổ chức tư vấn việc làm, đào tạo nghề tại sân vận động xã Phong Phú.

- Tổ chức giao lưu hát đối nam - nữ và Séc bùa tại sân khấu chính giữa 4 huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi.

- Thi bản âm tại nhà văn hóa xóm Lũy Ải (thành phần: 16 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc).

- Khai mạc giải bóng chuyền Cúp Khai hạ Mường Bi năm 2023 (Đội tuyển bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ 4 huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi).

 - Tổ chức các trò chơi dân gian (Đánh đu, bắn nỏ, ném còn, đi cầu trên dây…) do Ban Tổ chức bố trí địa điểm cụ thể tại sân vận động xã Phong Phú.

- Tổ chức các trò chơi dân gian (Đánh cù, đánh mảng…) tại nhà văn hóa xóm Lũy Ải, xã Phong Phú.

- Tổ chức thi đan lát tại sân nhà văn hoá xã Phong Phú (thành phần:16 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc).

3.2. Buổi chiều: Từ 13h300 phút - 17h00 phút

 - Tiếp tục diễn ra các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian trong Lễ hội Khai hạ tại sân vận động xã Phong Phú.

- Thi bản âm tại nhà văn hóa xóm Lũy Ải.

- Tiếp tục thi đấu giải bóng chuyền Cúp Khai hạ Mường Bi, năm 2023 (tại sân vận động xã Phong Phú).

3.3. Buổi tối: Từ 19h30 phút - 22h30 phút

- Tiếp tục tổ chức phiên chợ đêm Mường Bi (tại chợ Lồ, xã Phong Phú).

 - Tổ chức thi chung khảo trình diễn trang phục dân tộc và giao lưu văn nghệ của các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn (tại sân vận động xã Phong Phú).

- Trao giải tổng kết.

H.L (TH)

Các tin khác


“Tết nghĩa là hy vọng” đề cao giá trị phẩm chất con người Việt Nam

Chương trình đặc biệt đón năm mới Quý Mão 2023 của Đài Truyền hình Việt Nam - "Tết nghĩa là hy vọng” sẽ lên sóng từ 22 giờ 30 phút ngày 30 Tết đến 0 giờ 30 phút ngày mồng 1 Tết trên kênh VTV. Chương trình đề cao giá trị phẩm chất con người Việt Nam, qua đó khơi dậy niềm tự hào, niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp của đất nước trong năm mới.

Nhộn nhịp chợ hoa ngày giáp Tết

(HBĐT) - Tết Nguyên đán Quý Mão đã cận kề. Cũng như mọi năm, thời điểm này, các loại hoa, cây cảnh được bày khá nhiều trên địa bàn TP Hòa Bình với các kiểu dáng, chủng loại, đáp ứng nhu cầu khách hàng. 

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Khai hạ đã đi sâu vào tâm thức của người Mường ở 4 vùng Mường nói riêng, cộng đồng các dân tộc tỉnh nói chung. Lễ hội được người dân địa phương bảo tồn gần như nguyên vẹn các giá trị truyền thống, trở thành hoạt động văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Hoà Bình mỗi dịp xuân về. Đến với lễ hội, hòa mình vào không khí linh thiêng của phần lễ và sự náo nhiệt của phần hội, bà con gửi gắm những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, no ấm.

Hoa mai vàng - nét Xuân phương Nam

Ở các tỉnh, thành phố phía Nam, những ngày giáp Tết Nguyên đán, khung cảnh dễ nhận thấy là hoa mai vàng đã bừng nở, khoe sắc thắm trong nắng Xuân rực rỡ, báo hiệu một mùa Xuân, năm mới sắp tới với những niềm vui và ước vọng mới.

Duyệt chương trình khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023

(HBĐT) - Ngày 17/1, Ban tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình tổ chức duyệt chương trình khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức lễ hội dự và chỉ đạo.

Nghi thức tín ngưỡng trong lễ hội Khai hạ Mường Bi

(HBĐT) - Tại huyện Tân Lạc, lễ hội Khai hạ đã được khôi phục và phát triển từ năm 2002, trở thành ngày hội lớn của nhân dân trong vùng, được tổ chức vào ngày mồng 7, mồng 8 tháng Giêng (tức ngày 6 và 7 tháng 4 theo lịch Mường Bi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục