Chiều 1/3, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng đối với văn học, nghệ thuật 80 năm qua”.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đây là hoạt động có nhiều ý nghĩa thiết thực chào mừng 80 năm ra đời "Đề cương về Văn hóa Việt Nam 1943” của Đảng, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức cuối tháng 11/2021, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào trong cuộc sống.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Hà Nội; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã dự.
Phát biểu khai mạc đề dẫn Tọa đàm, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thế kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nêu rõ, 80 trước, cả dân tộc rên xiết dưới ách thống trị bạo tàn và sự đàn áp dã man của thực dân Pháp, phát xít Nhật và bè lũ tay sai.
Sau các hội nghị Trung ương 6, 7, 8, Tổng Bí thư Trường Chinh đã khởi thảo Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943). Đề cương chỉ rõ nguy cơ của nền văn hóa Việt Nam dưới ách đô hộ và tàn phá của thực dân Pháp và phát xít Nhật; phân tích mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hoá; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng văn hóa.
Đề cương văn hóa đã vạch ra phương hướng đấu tranh đúng đắn, cấp thiết chống thực dân, phát xít và bè lũ tay sai, xây dựng đường lối văn hoá mới của Đảng, tập hợp các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sỹ tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Văn học, Nghệ thuật Trung ương phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương nêu một văn kiện có tính chất như một cương lĩnh văn hóa; xác định nội dung, tính chất, tổ chức, định hướng phát triển của một cuộc cách mạng văn hóa chỉ có thể gắn với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tương lai của nền văn hóa ấy sau khi cách mạng đã thành công. Đề cương khẳng định các nguyên tắc, tính chất, nội dung, nhiệm vụ của cách mạng văn hóa của nước ta lúc đó và nhiều năm sau.
Đề cương khẳng định: "Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới”.
Tại Tọa đàm, ý kiến của các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về Đề cương Văn hóa Việt Nam, dưới góc độ đánh giá sự ảnh hưởng của Đề cương về Văn hóa đối với văn hóa nói chung, với sự phát triển của văn hóa, văn nghệ nước nhà 80 năm qua, những thành tựu nổi bật của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam đã gặt hái được; những đề xuất, kiến nghị quan trọng, cấp thiết với Đảng, Nhà nước.
Các ý kiến và tham luận gửi tới Tọa đàm thống nhất khẳng định, Đề cương về Văn hóa Việt Nam thể hiện sự nhạy bén, khả năng phân tích, đánh giá tình hình và tầm nhìn chiến lược của Đảng. Những quan điểm căn bản của Đề cương về vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật trong văn hóa; về mối quan hệ giữa văn hóa, văn nghệ với chính trị và kinh tế; về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật và đặc biệt là 3 nguyên tắc: "dân tộc hóa”, "đại chúng hóa”, "khoa học hóa” đã được Đảng không ngừng kế thừa, vận dụng, bổ sung và phát triển.
Trên tinh thần các giá trị còn nguyên tính thời sự của Đề cương về Văn hóa Việt Nam, các đại biểu đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất và mong muốn Đảng, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách đầu tư bài bản để khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa "phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Ghi nhận các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh các tham luận tại Tọa đàm là những đề xuất, kiến nghị rất cụ thể để Chính phủ tiếp thu, phục vụ xây dựng một chương trình tổng thể về chấn hưng văn hóa Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết qua tham dự các hội nghị, hội thảo và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam 1943, cho thấy việc chuẩn bị chương trình tổng thể chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, bài bản.
Theo Phó Thủ tướng, nếu như Đề cương về Văn hóa Việt Nam 1943 mới chỉ đề cập đến văn hóa, tới đây, chương trình tổng thể chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới chú trọng thêm tới yếu tố con người, bởi văn hóa và con người luôn luôn hòa quyện với nhau. Điều kiện để tạo ra văn hóa là từ con người và cũng từ văn hóa đúc kết tạo ra những con người có văn hóa.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ sẽ đồng hành cùng Chính phủ để xây dựng được một chương trình mục tiêu tổng thể về văn hóa, chấn hưng phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tương tương xứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững.
Quang cảnh toạ đàm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đánh giá cao phát biểu sâu sắc và tâm huyết của các đại biểu tại Tọa đàm, kết luận Tọa đàm, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh Đề cương về Văn hóa Việt Nam được coi là "cương lĩnh đầu tiên”, "chiến lược đầu tiên” của Đảng về văn hóa. Trải qua 80 năm, từ Đề cương về Văn hóa Việt Nam, đến nay tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật không ngừng được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, giá trị lớn lao và sức sống bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam để lại nhiều bài học quý báu. Trong đó, bài học quan trọng hàng đầu là sự kiên định với những vấn đề nền tảng, có tính nguyên tắc, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để tiếp tục phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật.
Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam cũng là thời điểm Đảng tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Đây là nghị quyết chuyên đề rất quan trọng đối với sự phát triển nền văn học, nghệ thuật dân tộc trong tình hình mới.
Nhấn mạnh đất nước đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng với sự tác động mạnh mẽ, toàn diện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiếp tục tham gia tích cực, phát huy tâm huyết, trí tuệ trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW; đóng góp, tham mưu, tư vấn giúp Đảng tổng kết toàn diện, sâu sắc Nghị quyết, từ đó đề ra những quyết sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Năm 2022, huyện Lạc Thuỷ thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với phát triển nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua bình xét, có 106/112 thôn, khu dân cư đạt văn hóa, đạt 94,6%, tăng 4,9% so với kế hoạch; 16.064/17.734 hộ được công nhận gia đình văn hóa, đạt 90,6%, tăng 0,8% kế hoạch, tăng 1,9% so với cùng kỳ; 88 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa, đạt 104,76% kế hoạch. Nhân dân trên địa bàn huyện tích cực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Tối 25-2, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh long trọng tổ chức khai mạc Festival "Về miền Quan họ-2023”, kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh với chủ đề "Miền di sản-Tinh hoa và bản sắc". Đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.
Ngày 22/2, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo giới thiệu chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943 - 2023).
Tối ngày 25/2/2023, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh sẽ khai mạc Festival Về miền Quan họ 2023 với nhiều nội dung đặc sắc.
(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện gần 20 km. Xã hiện có hơn 2.400 nhân khẩu, 99,3% dân số là người dân tộc Mường. Sau sáp nhập, xã từ 8 xóm giảm còn 5 xóm, gồm: Dân Lập, Nghia, Thống Nhất, Thượng, Sào Vót. Trước đây, 8 xóm đều có nhà văn hóa, sân tập luyện thể dục thể thao (TDTT). Từ khi sáp nhập đến nay, 3 nhà văn hóa và sân thể thao dôi dư vẫn được sử dụng làm địa điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho người dân.