Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.


Đền Bồng Lai, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thu hút khách du Xuân trẩy hội.

Phụng thờ Đệ Nhị Thượng Ngàn Tiên Nương (tức Cô Đôi Thượng Ngàn) và các chư vị tiên thánh tứ phủ trong đạo Mẫu, đền Bồng Lai có từ năm vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2 (tức năm Canh Dần 1890). Trải qua bao cuộc chiến tranh và thế sự thăng trầm của xã hội nên ngôi đền bị xuống cấp trầm trọng và mai một, chỉ còn lại một số dấu tích xưa tại khu đất cửa đền cùng sự tồn tại của động Thiên Thai và một số hang động hùng vĩ trong núi Đầu Rồng. Từ năm 2013, đền được xây dựng lại, toàn bộ kiến trúc hoàn mãn. Theo ông Trần Văn Hải, thủ nhang, Trưởng Ban quản lý di tích đền Bồng Lai, với tục thờ Mẫu, đền là điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian thu hút người dân và du khách thập phương đến bày tỏ sự tri ân, tấm lòng tôn trọng đạo hiếu đối với tổ tiên.

Đã thành thông lệ, vào ngày mùng 2/2 âm lịch, Ban quản lý đền Bồng Lai và nhân dân trong vùng mở hội tế lễ để ngưỡng vọng, tôn thờ, tưởng nhớ Cô Đôi Thượng Ngàn thủ đền. Ngày này năm Giáp Thìn 2024, hơn 5.000 lượt du khách đã về chốn không gian linh thiêng, mang tâm tưởng thành kính và trang nghiêm cùng mong ước được Cô Đôi Thượng Ngàn ban phước cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

Bà Phạm Thị Hương ở TP Thanh Hoá (Thanh Hoá) chia sẻ: Đây là lần thứ 3 tôi và gia đình du xuân trẩy hội Bồng Lai. Nhằm ngày khai hội, chúng tôi không chỉ đến đây thắp hương, chiêm bái mà còn được chứng kiến nghi lễ rước nước với quy mô đoàn rước lên đến hàng nghìn người vô cùng hoành tráng, trải nghiệm nhiều hoạt động văn hoá dân gian đặc sắc như múa lân sư rồng, trình tấu chiêng Mường, trò chơi dân gian… 

Người dân thị trấn Cao Phong truyền cho nhau nghe câu chuyện từ ngàn xưa, nước sinh hoạt ở vùng này thiếu. Phía dưới chân núi Đầu Rồng có con suối thần, nước trong mát quanh năm, người dân thường ra lấy nước dùng, Cô Đôi Thượng Ngàn cũng thường ra gánh nước về giúp đỡ ông bà. Nghi lễ rước nước ngày nay được tái hiện mở đầu cho phần tế lễ. Dẫn đầu đoàn rước là đoàn múa rồng, phía cuối đoàn là du khách và người dân địa phương. Xuất phát từ đền Bồng Lai, đoàn rước hàng nghìn người đến đền Đông Sơn cung rước Cô Đôi Thượng Ngàn vào làm nghi thức cáo thánh. Sau khi lấy nước tại giếng Thông Âm trong cung cấm đền Đông Sơn, đoàn cung rước thánh cô đáo hồi về đền Bồng Lai. Tiếp đó, tại đền diễn ra các nghi lễ cúng an vị, tế thánh.

Đồng chí Bùi Yến Minh, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cao Phong cho biết: Với giá trị văn hoá độc đáo của lễ hội, đền Bồng Lai là một trong những điểm đến du lịch tâm linh đặc biệt hấp dẫn du khách, nhất là mùa lễ hội đầu năm. Người dân và du khách đến đây để được trở về cội nguồn, hướng tới những điều chân thành, bình dị, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ của quần thể hang động núi Đầu Rồng, tận hưởng cảm giác thư thái giữa không gian thanh tịnh. Đền Bồng Lai và đền Đông Sơn còn là điểm nhấn tour tuyến kết nối hành trình khám phá, trải nghiệm du lịch tâm linh, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xã Bắc Phong và các điểm đến trong khu du lịch hồ Hoà Bình.       
   
Bùi Minh


Các tin khác


Giao lưu truyền thông về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật An ninh mạng

Triển khai hoạt động Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, trong tháng 2 vừa qua, Hội LHPN tỉnh tổ chức 3 chương trình giao lưu truyền thông về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật An ninh mạng tại 3 xã: Đoàn Kết (Yên Thủy) và Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn).

Xây dựng văn hóa bền vững tại các cơ quan báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024, Hội Nhà báo tổ chức tọa đàm Chủ đề "Xây dựng môi trường văn hóa báo chí”.

Đặc sắc lễ hội rước Bụt Khụ Dúng

Mang ý nghĩa cầu mùa, khai hạ đầu năm mới, lễ hội rước Bụt Khụ Dúng ở huyện Lạc Sơn là hoạt động văn hoá, nghệ thuật dân gian không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc.

Âm nhạc Hòa Bình - những nốt thăng đáng mừng

Với những nhạc sĩ, thi sĩ và những người yêu âm nhạc ở Hòa Bình, năm 2023 được xem là một mùa bội thu: nhiều tác phẩm được sáng tác mới, nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các kỳ liên hoan, cuộc thi khu vực do các tỉnh và Trung ương tổ chức.

Huyện uỷ Lạc Sơn gặp mặt những người làm công tác bảo tồn văn hoá truyền thống 

Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024. 

Festival phở năm 2024: Sức hấp dẫn của phở Việt

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục