Ngày 15/3, Huyện uỷ Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành và báo chí, truyền thông về công tác bảo tồn văn hoá truyền thống dịp Xuân Giáp Thìn 2024.
Quang cảnh buổi gặp mặt.
Thời gian qua, các cấp, các ngành huyện Lạc Sơn đã tập trung triển khai, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 20/12/2021 của Huyện uỷ về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường. Cùng với đó, công tác quản lý về di sản văn hoá (DSVH) trên địa bàn được tăng cường. Toàn huyện có 196 điểm di tích, danh thắng được tiến hành kiểm kê đưa vào danh mục DSVH vật thể, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 13 di tích danh thắng cấp tỉnh. Các DSVH phi vật thể gồm tiếng nói, chữ viết, trang phục, mo Mường, chiêng Mường, nhạc cụ dân tộc, hát dân ca… được bảo tồn; nghề thủ công truyền thống, các lễ hội truyền thống được coi trọng khôi phục.
Đến nay, huyện có 8 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu, trong đó có 7 nghệ nhân ưu tú và 1 nghệ nhân nhân dân. Công tác truyền dạy các DSVH được quan tâm thực hiện. Đội ngũ nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, báo chí không ngại vất vả, khó khăn trong việc lưu giữ tư liệu quý về DSVH, Các nghệ nhân mo Mường hoạt động tích cực, góp sức khôi phục các bài mo truyền thống, sưu tầm những áng mo đã bị thất truyền để truyền lại cho thế hệ kế cận. Các câu lạc bộ mo Mường, câu lạc bộ hát thường rang, bộ mẹng, hát đúm giao duyên thu hút ngày càng nhiều thành viên, những người có chung tâm huyết trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVH tham gia sinh hoạt.
Tại buổi gặp mặt, các nghệ nhân, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu đã trao đổi, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho sự nghiệp giữ gìn, phát huy nền văn hoá địa phương.
Lãnh đạo Huyện uỷ ghi nhận, biểu dương những đóng góp của các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá trên địa bàn huyện. Đồng thời đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Mong các nhà nghiên cứu, sưu tầm, báo chí tiếp tục lưu giữ, tìm tòi, ghi chép lại những giá trị văn hoá có nguy cơ mai một; các nghệ nhân mo Mường, hát dân ca Mường phát huy sứ mệnh, vai trò người nắm giữ DSVH...
Bùi Minh
Từ ngày 10 - 11/3, UBND thị trấn Cao Phong (Cao Phong) phối hợp Ban Quản lý di tích tổ chức lễ hội truyền thống Đền Thượng Bồng Lai năm 2024.
Tung ra hàng chục chương trình biểu diễn mới trong năm, sẵn sàng dàn dựng những sản phẩm xiếc chuyên đề theo đơn đặt hàng của từng đơn vị, tiếp thu góp ý từ khách hàng để điều chỉnh theo hướng hoàn thiện hơn..., đó là hàng loạt nỗ lực của Liên đoàn Xiếc Việt Nam khi cố gắng chuyển mình để chinh phục ngày càng nhiều đối tượng công chúng.
Đến phố cổ Hội An (Quảng Nam) ấn tượng nhất là vào ban đêm, trải nghiệm khó quên nhất là đi thuyền thúng trên dòng sông Hoài thơ mộng và chợ đêm. Đến với chợ đêm, du khách sẽ ấn tượng với gian hàng gốc tre hình tượng Phật. Đó là gian hàng của vợ chồng anh Huỳnh Phương Đỏ nằm trong khu chợ thủ công mỹ nghệ ở phố cổ Hội An, nổi bật với những bức tượng Phật, tượng Chúa làm bằng gốc tre.
Ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, ngoài 82 ha chè shan tuyết được trồng từ vài chục năm trước còn có loại chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi sống rải rác tại các xóm, nhưng nhiều nhất là ở xóm Pà Háng Lớn và xóm Pà Cò. Chè ở đây có hương vị đặc trưng, được nhiều người ưa chuộng và hiện nay, những cây chè còn là điểm check-in thu hút khách du lịch.
Âm thanh trống giục liên hồi cùng tiếng hò reo, cổ vũ không ngớt của người xem ở mỗi hội thi, trận đấu đã cho thấy sức hấp dẫn của trò chơi dân gian. Có dịp đến với các lễ hội ở Hòa Bình, du khách sẽ cuốn hút bởi hình thức vui chơi chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này.
Những ngày này, các điểm du lịch ở huyện Mai Châu thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc. Du khách được thỏa sức đắm mình vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là những cung đường hoa ban trắng muốt, thơ mộng.