Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.


Chợ phiên xã Vân Sơn (Tân Lạc) được tổ chức thêm vào Chủ nhật góp phần quảng bá bản sắc văn hóa, tiêu thụ hàng hóa, phát triển du lịch địa phương.

Trở lại thăm xã Vân Sơn vào đúng phiên chợ Bò được họp thêm Chủ nhật, chị Nguyễn Thu Huyền, quận Hà Đông (Hà Nội) thích thú chia sẻ: Lần trước đến đây chúng tôi đã được trải nghiệm cuộc sống, ẩm thực, văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Lần này, chúng tôi còn được tham gia vào phiên chợ đông vui. Người dân và du khách đến mua bán, giao lưu, trải nghiệm văn hóa, nông sản các xã vùng cao huyện Tân Lạc và một số xã lân cận. Tôi đã mua được nhiều thứ ở đây về làm quà. Chợ Bò có nhiều loại nông sản như gia súc, gia cầm, có những con sóc, con chuột, chim rừng, rượu nấu, mật ong, măng, rau rừng, su su, tỏi tía… và cả những cây thuốc lấy từ rừng già, núi cao. Bên cạnh đó, chợ còn có nhiều loại lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu... được tiểu thương mang từ dưới xuôi lên bán. Nắng lên, chợ Bò trở nên đẹp hơn, xa xa là những đám mây trắng vờn trên đỉnh núi, bản làng ẩn hiện nên thơ...

Chợ là nét văn hóa có từ lâu đời ở mọi   vùng miền, trong đó, chợ phiên được cho là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của các dân tộc thiểu số vùng cao. Chợ phiên là nơi trao đổi hàng hóa, mua sắm nhu yếu phẩm, giao lưu văn hóa của nhân dân các dân tộc trong vùng. Được tổ chức từ năm 2022, phiên chợ Bò, xã Lũng Vân cũ (nay là xã Vân Sơn sau sáp nhập) được họp cố định vào ngày thứ Ba hàng tuần. Mùa nào thức ấy, những sản phẩm bà con mang đến phiên chợ đều là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo cần cù, mang nét riêng có của người vùng cao Tân Lạc. 

Đồng chí Hà Văn Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn, Trưởng Ban quản lý chợ Vân Sơn cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 17/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Tân Lạc về xây dựng các xã vùng cao của huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của nhân dân xã Vân Sơn và các vùng lân cận, đồng thời để chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình... Đảng ủy xã Vân Sơn đã ban hành Nghị quyết chuyên đề, UBND xã xây dựng kế hoạch, xin chủ trương và được huyện đồng ý tổ chức thêm phiên chợ vào Chủ nhật cùng với phiên họp vào thứ Ba hàng tuần, bắt đầu từ ngày 24/3/2024 tại khu chợ Bò. Để tổ chức thêm phiên chợ vào Chủ nhật, UBND xã Vân Sơn đã thông báo đến UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên môn huyện, các xã, thị trấn trong huyện nắm được. Trước đó, tại các phiên chợ gần đây, Ban quản lý chợ cũng thông báo tới người dân và các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn được biết và tham gia trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa tại phiên chợ xã Vân Sơn. Khi biết chủ trương, người dân trên địa bàn rất vui mừng, hồ hởi tham gia. Ghi nhận lần đầu tổ chức thêm phiên chợ vào Chủ nhật đã có rất đông bà con, du khách đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm. 

Việc bổ sung thêm thời gian tổ chức phiên chợ Bò, xã Vân Sơn là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu của du khách, người dân, tạo điều kiện thuận lợi hơn để giao lưu, trao đổi hàng hóa. Đồng thời, du khách được trải nghiệm nhiều hơn văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa. Từ đó góp phần xây dựng thêm sản phẩm du lịch, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, góp phần phát triển KT-XH địa phương. 

Hương Lan


Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục