Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử” là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch trọng điểm của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).


Trình diễn áo dài tại Festival Thu Hà Nội lần thứ nhất. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Mùa thu Hà Nội với các dấu ấn lịch sử như Cách mạng Tháng Tám - Mùa thu năm 1945; Giải phóng Thủ đô - Mùa thu năm 1954 là minh chứng cho những trang sử vàng của dân tộc. Và để nhắc nhớ về những năm tháng hào hùng ấy, Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ là khúc ca khải hoàn đưa du khách quay về thời điểm của mùa thu lịch sử với góc nhìn rõ nét hơn về nơi bắt đầu của những mùa thu hòa bình sau này. Dù là mùa thu ngày ấy hay mùa thu bây giờ thì thu Hà Nội mãi là một hình ảnh đẹp không thể xóa nhòa trong ký ức mỗi người.

Tiếp theo thành công của Chương trình Festival Thu Hà Nội năm 2023 đã vinh dự được Hội đồng giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội do Báo Thể thao và Văn hóa tổ chức bầu chọn và trao giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 16 cho hạng mục "Việc làm Vì tình yêu Hà Nội”; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì triển khai tổ chức Chương trình "Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024” từ ngày 12-15/9 tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Thu Hà Nội – Mùa Thu lịch sử” là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch trọng điểm của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Tại buổi họp báo giới thiệu về chương trình diễn ra ngày 5/9, đại diện Ban tổ chức cho biết, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc: Mô hình Cổng chào tái hiện hình ảnh Hà Nội nhộn nhịp ngập trong rừng cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở về, mô hình "Cột cờ Hà Nội”, "Ga Hàng Cỏ - Chuyến tàu lịch sử”, "Ô Quan Chưởng”, "Vườn ánh sáng” được sắp đặt, dàn dựng thành các không gian trưng bày, tiểu cảnh giới thiệu các điểm đến du lịch hấp dẫn vào mùa thu như Cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội; Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội tại khu vực nhà Bát Giác với các món ăn truyền thống như cốm làng Vòng, bánh cốm Hàng Than, trà sen Tây Hồ, cà phê phố cổ, bánh mì Phố, nem nắm Chương Mỹ, ... kết hợp các hoạt động quảng diễn tinh hoa ẩm thực...; hoạt động trưng bày, giới thiệu Hà Nội qua ảnh theo chủ đề "Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”; hoạt động nghệ thuật đường phố; chương trình khảo sát và tọa đàm "Điểm đến du lịch Thu Hà Nội”.



Chương trình Festival Thu Hà Nội 2024 quy tụ hơn 100 không gian trưng bày, giới thiệu nhằm thúc đẩy và quảng bá sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống, ẩm thực Hà Nội và quảng bá sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh thành, nhà tài trợ. Chương trình là cầu nối gắn kết giữa các doanh nghiệp, thương hiệu; tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi và giao lưu, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành du lịch.

Các hoạt động sẽ được diễn ra trong 4 ngày, thời gian hoạt động diễn ra từ 9 giờ tới 22 giờ (ngày 12-15/9) để phục vụ du khách và người dân Thủ đô. Festival Thu Hà Nội 2024 đem tới cho du khách tham quan hơn 20 hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó các không gian được bố trí thành các khu vực riêng, tạo điểm nhấn, có sự liên kết, nhằm nổi bật lên chủ đề năm nay "Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử".

Cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cũng như các hoạt động trình diễn quy mô, ban tổ chức hy vọng người dân Thủ đô và du khách tham dự Chương trình sẽ có những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa với Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024.





Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Độc đáo phong tục ăn Tết Độc lập ở huyện Lạc Sơn

Khắp các vùng Mường trên địa bàn huyện Lạc Sơn có tục ăn Tết mừng độc lập, nhưng tổ chức đậm nét nhất là vùng Cộng Hoà (Mường Vang) và vùng Đại Đồng (Mường Khói). Hàng năm, người dân ở 2 vùng Mường này "ăn to” vào dịp 19/8 và Quốc khánh 2/9.

Sôi nổi phong trào văn hóa, văn nghệ từ cơ sở

Những ngày này, hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945-2024) và các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ (VHVN) từ tỉnh đến cơ sở diễn ra sôi nổi. VHVN ngày càng được đầu tư bài bản, công phu đã nâng cao đời sống tinh thần, động viên cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.

Huyện Cao Phong: Trên 8,5 tỷ đồng bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện Cao Phong được giao 8,55 tỷ đồng để thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Trong đó, 6,8 tỷ đồng vốn đầu tư và 1,75 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp. Đến nay, huyện đã giải ngân trên 6,2 tỷ đồng, đạt trên 72%.  

Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động huyện Yên Thủy 

Trong 2 ngày 29 - 30/8 đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Yên Thủy năm 2024. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Giao lưu, gặp mặt chào mừng ngày Âm nhạc Việt Nam

Ngày 30/8, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tổ chức giao lưu, gặp mặt nhạc sĩ nhân ngày Âm nhạc Việt Nam 3/9. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục