Hàng trăm chiếc hồ trên đất Thủ đô đã góp phần làm nên nét độc đáo của Thăng Long - Hà Nội. Người ta đã tự hào nói đến lai lịch văn hóa của hệ thống hồ nước của Hà Nội, đã bức xúc nói về những bãi rác dưới lòng hồ và đã trăn trở tìm cách nạo vét lòng hồ Hoàn Kiếm sao cho giữ nguyên được các chỉ số hóa lý và môi trường sinh thái để nước hồ giữ được màu xanh muôn thuở và các “cụ” rùa tiếp tục sống bình yên với huyền thoại trả kiếm ngàn xưa. Nhưng chưa mấy người nghĩ đến một “cuộc chiến” có thể xảy ra dưới đáy hồ Hà Nội.
Hồ Tây. |
Mấy tuần nay, khi đi qua Công viên Thống Nhất thấy xe ủi ngổn ngang, hồ Bảy Mẫu trơ đáy, nhiều người nhớ lại cuộc trình diễn đèn chiếu ngoạn mục của ông Kansa người Nhật với những dàn trống lớn và những điệu múa hú hét đầy ma quái. Khi đó, có người đa nghi đã đặt câu hỏi: "Phải chăng những người hú hét trên mặt hồ Bảy Mẫu đang thực hiện một nghi lễ cầu hồn cho những lính Nhật chết trận ở nơi đây năm xưa?". Cái giả định nửa đùa nửa thật đó cũng đã làm cho không ít người suy nghĩ. Nếu quả thật đó là lễ cầu hồn thì một dân tộc giàu lòng nhân ái, thường xuyên cúng lễ các vong hồn như dân tộc chúng ta cũng muốn góp thêm vào một nén hương. Nhưng những người suy diễn hồ nghi đã dấy lên trong tâm tưởng nhiều người nỗi hoang mang không biết chính xác những chuyện gì đang xảy ra đằng sau những bình phong văn hóa và thương mại. Liệu chúng ta có cả tin và dại dột quá không? Hay chúng ta đa nghi quá và quá nhạy cảm?
Trong tâm thức của nhiều người, đáy hồ Hà Nội không chỉ là nơi cư trú của linh vật như các “cụ” rùa, không chỉ là “hố rác” của nhiều thế hệ mà còn là nơi cất giữ bao điều huyền bí gắn liền với những huyệt mạch, những bí ẩn. Hồ Tây với huyền tích Trâu Vàng gắn liền với cuộc chiến chống lại âm mưu chiếm đoạt vật thiêng và đất thiêng của phong kiến phương Bắc từ ngàn năm trước đây, khi trở thành trung tâm mới của Hà Nội đã được nhiều người quan tâm hơn trước. Nhớ lại việc hơn hai chục diễn viên nước ngoài đã bị lật thuyền chết đuối khi đi thuyền du ngoạn trên Hồ Tây vào thập kỷ 60 thế kỷ trước, nhiều người thương cảm cho số phận của họ, nhưng cũng có những người băn khoăn hỏi nhau: "Hay những người nước ngoài này có ý định gì không tốt nên bị tai ương? Và nếu vậy thì việc trung tâm Hà Nội chuyển về Hồ Tây có phải là dấu hiệu Thủ đô vững vàng hơn?".
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, những ám ảnh ấy không những không giảm đi mà nhiều khi có vẻ còn nhạy cảm hơn xưa. Những xúc động và suy tưởng không còn bị nhìn nhận một cách giản đơn là mê tín như ngày nào, mà đã có lúc được ghi nhận như những mối quan tâm máu thịt sâu sắc tới những điều thiêng liêng gắn liền với vận mệnh chung. Chẳng thế mà khi nghe tin có một dự án xây đường ngầm xuyên qua đáy Hồ Tây, nhiều người đã hồ nghi: "Liệu đây có phải là một kế hoạch nhằm phá tung huyệt mạch của đất này không? Phải tìm hiểu xem tiền họ lấy từ đâu?" Khi biết dự án này không tiếp tục triển khai, nhiều người thở phào như cất được một nỗi lo về tương lai. Nhưng khi thấy có một con đường lớn đang làm sắp “đâm” ra Hồ Tây, người ta lại lo: "Liệu có phải đây là cái chân đầu tiên của con sói đang nhẹ nhàng thò vào hang thỏ như trong truyện ngụ ngôn kia không? Có phải người ta vẫn đang ngấm ngầm chuẩn bị triển khai dự án đường ngầm xuyên Hồ Tây không?" Những nỗi lo kiểu ấy có thể là hoang tưởng, nhưng có thật. Nó cho thấy tâm thế lo xa, nhìn xa của người dân.
Có thể nói, hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội những biểu tượng về tự do, hòa bình và nhân đạo. Người Pháp mới đặt tượng thần Tự do trên Tháp Rùa từ đầu thế kỷ 20, nhưng từ thế kỷ 15, cha ông ta đã cắm xuống đáy hồ một lưỡi gươm biểu tượng cho tình yêu hòa bình sâu sắc. Những người nạo vét Hồ Gươm đã cố gắng giữ được môi trường sinh thái cho các “cụ” rùa tiếp tục sống như "giáo cụ trực quan" của huyền thoại trả gươm. Đó là thái độ của những người có văn hóa và sâu sắc. Nhưng có lẽ việc giữ được môi trường văn hóa cho lưỡi gươm huyền thoại tiếp tục sống dưới đáy hồ là việc quan trọng nhất.
Theo Báo SKĐS
Ông Hồ Bách Khoa, Phó Trưởng phòng Quản lý di sản, thuộc Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Tĩnh cho biết sau gần 3 tuần khai quật tại 8 hố, với diện tích gần 200m², thuộc khu vực di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), đoàn chuyên gia khảo cổ học tiếp tục phát lộ thêm nhiều cụm mộ chum, mộ huyệt đất với nhiều hiện vật bằng chất liệu gốm, đá, đồng... loại hình, kiểu dáng khác nhau của cư dân cổ cách ngày nay khoảng 2.000 năm.
Toàn bộ phần diện tích từ cổng Đoan Môn đến đường Điện Biên Phủ (trừ Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) sẽ trả lại cho Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Đường hoa Nguyễn Huệ ở trung tâm TPHCM sẽ phục vụ công chúng 7 ngày trong dịp Tết Canh Dần 2010
Bộ phim đầu tiên trong số 4 phim Tết 2010, “Nhật ký Bạch Tuyết”, vừa được ra mắt tuần qua trong sự chờ đợi của báo giới. Song khi xem nhiều người cảm thấy không hấp dẫn như nhà sản xuất quảng cáo, sự hài hước vẫn nhàn nhạt…
Ngày 20-1, tại Khu Di tích thành cổ Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã ký kết với đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam triển khai dự án "Bảo tồn Khu Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội".
Ngày 15/01/2010 vừa qua, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã ra chỉ thị về việc tổ chức đón Tết Nguyên Đán Canh Dần và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước năm 2010, trong toàn ngành VH,TT&DL từ cấp Trung ương xuống cấp địa phương.