Là người làm nghề sử học, tôi thấy rằng hiểu biết của chúng ta về quá khứ thật nghèo nàn. Những triết lý, những tư tuởng lớn quán xuyến trong lịch sử thì chúng ta còn có thể phát triển được từ những gì dù ít ỏi nhưng còn có thể luận ra được chứ những hiểu biết cụ thể về đời sống thực rất mù mờ.

 

Đành rằng sách vở, hiện vật mất mát quá nhiều vì khí hậu khắc nghiệt lại lắm thiên tai, thêm địch hoạ thì có những lần bị phá huỷ hoặc cướp đoạt khiến chỉ còn vài dòng trên giấy hoặc truyền miệng với biết bao nguy cơ “tam sao thất bản”.

Có dịp thăm bảo tàng nhiều nước mới thấy cái thiếu thốn của mình. Lần sang thăm “Bảo tàng Con Người” của Pháp, bạn cho xem con “tò he” mà bà (đúng ra phải gọi bằng cô) M.Colani - một nhà khảo cổ học nổi tiếng - sưu tầm từ năm 1932 ở Hà Nội đến nay vẫn không hề nứt nẻ hay phai màu; cũng ở bảo tàng này người ta cho tôi xem ở trong kho những pho tượng Phật của đền Quan Thượng (hay Liên Trì) vốn toạ lạc bên hồ Gươm sau đó bị Tây phá để xây nhà Bưu điện, đến nay còn lại cái tháp Hoà Phong trơ trọi bên hè đường Đinh Tiên Hoàng.
 
Những cái tượng này được một nhà sưu tầm cất giữ rồi đưa về Pháp. Rồi bạn lại rút từ trên hộc tủ những cái khay sắt lớn trên đó sắp xếp các hiện vật mà ông chủ một lò bánh mì trên đường phố mang tên viên quan cai trị dân sự đầu tiên của Pháp là Paul Bert, nay là đưòng Tràng Tiền.

Vào thời điểm con đường chạy ngang trước cửa hàng nhà mình đang được đào để rải đá vào cuối thế kỷ XIX, viên chủ lò bánh này hàng ngày quan sát và nhặt nhạnh tất cả những gì lạ lẫm dưới đất rồi đánh số, ghi chú và sắp xếp thứ tự đến lúc về già và về nước tặng cho bảo tàng...

Rồi về đến thành phố nghỉ mát ở phương Nam nước Pháp, Nice, ngẫu nhiên được chiêm ngưỡng cái xe ngựa mang tên “Ngôi nhà lăn Mê ly” của nghệ sĩ ưa giang hồ Hoàng Lập Ngôn ký tên mình bằng hình cái bánh xe, cuối cùng lại lăn bánh sang đây qua mấy lần đấu giá...

Vậy mà, ở mình cứ mỗi lần các bạn làm phim hay dựng kịch không hỏi những chuyện xa xôi mà chỉ hỏi xem hồi đó người ta ăn mặc như thế nào, hút loại thuốc lá nào là bình dân loại nào là quý phái, cái bàn, cái ghế, bài trí nhà cửa ra sao, thật khó trả lời, ngay cả cái thời mới cách đây không lâu chứ đâu phải là thời Hùng Vương hay Lý, Trần...

Các loại xe kéo.


Xem qua các bảo tàng của mình mới thấy người mình chủ yếu chỉ quan tâm đến những cổ vật (có giá trị hiện kim cao) hay những dấu tích chính trị thời hiện đại mà ít quan tâm đến những cái đời thường.

Nhớ lại hồi đạo diễn Đặng Nhật Minh làm phim “Thị xã trong tầm tay” cần mấy cuốn “ngữ lục” (Mao tuyển mini) hay những huy hiệu “bác Mao” mà cách đó chẳng bao lâu hồi bên nước họ làm Cách mạng Văn hoá thì ở Việt Nam cũng ê hề biết bao nhiều loại hình thù, kích cỡ khác nhau. Vậy mà tìm mãi mới thấy một vị giáo sư đồng nghiệp kín đáo cất trong đáy tủ sách. Vị ấy bảo chẳng phải vì sợ ảnh hưởng chính trị mà vì biết chắc rằng chẳng bao lâu sẽ hiếm...

Có biết bao nhiêu chuyện tương tự như thế khiến cho phim ảnh của mình không hay vì trước hết nó không thật, chẳng phải những gì cao siêu mà bắt đầu từ cái rất bình thường.

Sở dĩ nghỉ ngơi cuối tuần mà lại bàn chuyện này vì lẽ hôm nay đọc trên báo thấy một hãng phim thuộc loại danh tiếng đang làm loạt phim “Ký sự Thăng Long” có viết rằng để thực hiện loại phim có phần hồi cố này chẳng cần đến nhà sử học nhưng tham khảo nhiều sách báo lắm.

Vậy mà các hình ảnh minh hoạ cho bài báo này chụp cảnh một anh kéo xe tay mà chỉ thoạt nhìn cũng đủ biết rằng sức vóc anh phu xe (tất nhiên là diễn viên) có là lực sĩ cũng chẳng kéo một tiểu thư đi quá vài chục thuớc? Bởi cái xe bánh gỗ thấp lè tè như vậy thì làm sao chạy được. Nó giả ngay từ sự hiểu biết.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng cái xe tay, hay còn gọi là xe kéo mới vào Việt Nam từ năm 1884 tồn tại cho đến giữa thế kỷ XX, năm 1955 tôi còn đựoc ngồi lần cuối cùng để cùng mẹ đi thăm một ông chú từ miền Nam tập kết ra Bắc đang đóng quân ở Chèm, mặc dù lúc ấy xe kéo còn rất ít, phần đông là đi xíchlô đạp. Vậy mà cho đến nay, hình như cả nước chỉ ở Bảo tàng Hải Phòng có một chiếc nguyên bản mà thôi!

Vào thời điểm này, tôi đang tập hợp những hình ảnh mà người Pháp chụp vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà đặc biệt là một khối lượng bưu ảnh (carte postale) rất phong phú để giới thiệu trong một cuộc triển lãm có chủ để “Để hiểu thêm về một Hà Nội xưa”. Do vậy muốn để các bạn cùng được nghỉ ngơi cuối tuần xin giới thiệu trước nội dung trưng bày hình ảnh về “cái xe tay” (Cuộc triển lãm này sẽ khai mạc vào ngày 25.1.2010 tại Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu, HN).

Xe kéo - Xe tay
(pousse-pousse)

Sách “Hà Nội giai đoạn 1873-1888” của André Masson cho biết : “Khi các đường phố có thể cho xe đi lại được, đầu năm 1884, Trú sứ Bonnal cho nhập từ Nhật hai chiếc xe “djinn rickshaws” (sau nay được gọi phổ biến là pousse-pousse) trong đó một chiếc dành cho tổng đốc để sao chép lại. Những chiếc xe đầu tiên kiểu này làm dân chúng kinh ngạc”.

Loại xe này vừa được các người thợ ở Bắc Kỳ phỏng theo để sản xuất, vừa tiếp tục được nhập về ngày một nhiều và trở thành một phương tiện giao thông nội đô chủ yếu. Các hãng xe tham gia đấu thầu và số lượng xe lưu thông được cấp phép hàng năm tuỳ theo tổng số chiều dài các con đường trong thành phố. Chỉ có xe bánh bọc cao su mới được lưu thông trên đường nhựa. Nhiều gia đình giàu có sắm xe và thuê người kéo riêng.
Kéo xe là một công việc nặng nhọc nên nhà văn Nguyễn Công Hoan đã ví là “ngựa người-người ngựa”, còn Nguyễn Ái Quốc vẽ biếm hoạ đả kích coi việc người Việt Nam phải kéo xe chở thực dân là biểu hiện của sự dã man. Loại xe này mất dần từ năm 1945 và những chiếc cuối cùng cũng biến mất sau khi Hà Nội được giải phóng (1954).

                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở tích cực hoạt động đã góp phần phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị cho nhân dân
Tặng quà cho bệnh nhân phong

Ba đoàn nghệ thuật Wallonie – Bruxelles tham gia trình diễn tại Festival Huế

Đoàn múa rối “Tof Theatre”, đoàn xiếc “Baladeux” và một nghệ sĩ hài Bỉ gốc Việt sẽ tham gia trình diễn tại Festival Huế 2010 từ ngày 5 đến ngày 13-6. Đó là thông tin mà Phái đoàn Wallonie – Bruxelles tại Việt Nam vừa cho biết.

Festival Huế 2010: Di sản văn hóa và hội nhập

Cùng với việc tái dựng những nghi thức tế lễ trong hoàng cung từ hàng trăm năm trước, những lễ hội truyền thống và dân gian, âm nhạc Phật giáo... là hàng chục chương trình sắp đặt, trình diễn với công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại và đặc sắc của hơn 30 đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng tụ hội trong Festival Huế 2010.

Thêm nhiều hiện vật quý tại di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi

Ông Hồ Bách Khoa, Phó Trưởng phòng Quản lý di sản, thuộc Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Tĩnh cho biết sau gần 3 tuần khai quật tại 8 hố, với diện tích gần 200m², thuộc khu vực di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), đoàn chuyên gia khảo cổ học tiếp tục phát lộ thêm nhiều cụm mộ chum, mộ huyệt đất với nhiều hiện vật bằng chất liệu gốm, đá, đồng... loại hình, kiểu dáng khác nhau của cư dân cổ cách ngày nay khoảng 2.000 năm.

Bộ Quốc phòng trả đất cho di tích Hoàng thành Thăng Long

Toàn bộ phần diện tích từ cổng Đoan Môn đến đường Điện Biên Phủ (trừ Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) sẽ trả lại cho Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Xuân bình minh trên đường hoa Nguyễn Huệ

Đường hoa Nguyễn Huệ ở trung tâm TPHCM sẽ phục vụ công chúng 7 ngày trong dịp Tết Canh Dần 2010

Xem phim Nhật ký Bạch Tuyết: “Nhặt nhạnh” tiếng cười

Bộ phim đầu tiên trong số 4 phim Tết 2010, “Nhật ký Bạch Tuyết”, vừa được ra mắt tuần qua trong sự chờ đợi của báo giới. Song khi xem nhiều người cảm thấy không hấp dẫn như nhà sản xuất quảng cáo, sự hài hước vẫn nhàn nhạt…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục