Báo chí đến với nhân dân vùng cao trong tỉnh

Báo chí đến với nhân dân vùng cao trong tỉnh

(HBĐT) - Nhớ lại lần đầu tiên cầm tờ báo Hòa Bình trên tay, anh Xa Văn Thánh ở xóm Diều Bồ xã Tân Minh huyện Đà Bắc vẫn còn cảm giác lâng lâng khó tả. Bởi lẽ ngày đó có từ báo đọc là “oai” lắm.

 

Điện không có nên mọi thông tin đại chúng về cuộc sống bên ngoài gần như không có gì. Chỉ có duy nhất có chiếc đài của ông trưởng xóm là “sợi dây” liên hệ để biết trên đất nước mình xảy ra chuyện gì. Nhưng chiếc đài đó thì chỉ được nghe 2 lần trong một tuần. Vì mỗi lần muốn nghe phải đi xa mới mua được pin. Để được nghe anh phải lội qua 2 con suối và một quãng đồi dốc để đến nhà ông trưởng xóm.

 

Theo anh những năm gần đây thì mọi người được tiếp cận thông tin đại chúng nhiều hơn, thông tin đa dạng phong phú hơn. Nhưng đối với anh, báo Đảng địa phương là món ăn tinh thần không thể thiếu được. Dù được tiếp cận nhiều thông tin trong nước và thế giới nhưng những thông tin liên quan đến địa phương nơi mình sinh sống rất quan trọng. Việc đưa báo đến từng chi bộ Đảng cơ sở là việc làm thiết thực, hợp lý. Từ khi nhận được báo Đảng, chúng tôi biết được nhiều thông tin và hiểu được đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trước hết là những Nghị quyết, văn bản của Đảng, của Nhà nước và đặc biệt là những mô hình làm ăn kinh tế mà nhiều người học tập được. Anh Thánh cho biết thêm: Từ ngày có báo Đảng, tôi không bỏ sót chuyên mục nào. Những bài nào hay, thiết thực đối với tôi thì tôi cắt lại và gom thành quyển để mỗi khi muốn tìm hiểu về một lĩnh vực nào sẽ mang ra  đọc kỹ để học hỏi.

 

Cũng theo anh, chuyên mục ký, phóng sự dự thi, gương người tốt việc tốt, bạn đọc và tòa soạn- bạn đọc đều được nhiều người trong xóm đón nhận. Qua đó người đọc biết được có những tấm gương từ hai bàn tay trắng bằng nghị lực mà làm giàu được, những người nông dân bình thường với tấm lòng cao cả vì cộng đồng hiến đất làm nhà văn hóa, làm trường học, làm đường…. Trước chưa có báo thì mọi người trong xóm chưa biết định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng như nào? Trồng cây gì nuôi con gì cho phù hợp với địa phương mình? Nhiều việc mình cứ phải làm mò, vừa mất thời gian. Giờ đây có báo thường xuyên nêu gương làm kinh tế có đặc thù như địa phương mình nên mọi người đã định hướng được phát triển kinh tế gia đình mình theo hướng nào? Và trong các cuộc họp chi bộ các đảng viên thường đưa báo Đảng ra làm dẫn chứng nên nên việc tuyên truyền cho bà con cũng dễ hơn.

 

Cũng giống như anh Thánh, nhiều người dân xã Tân Pheo được tiếp cận Báo Hòa Bình thông qua điểm bưu điện văn hóa xã. Nhiều người cho hay, từ khi có báo về tận cơ sở chuyển tải những thông tin bổ ích đến từng người như: Phổ biến nhiều giống ngô, lúa mới chịu hạn cho năng xuất cao, các biện pháp canh tác đất bền vững, giữ rừng hiệu quả, sáng kiến làm ống đưa ngô về bản, triển khai cách phòng bệnh cho trâu bò, lúa ngô, cải tạo vườn tạp, kỹ thuật trồng rừng và phòng chống cháy rừng hiệu quả... Mấy năm gần đây, báo cũng nêu những vụ việc phá rừng bị pháp luật nghiêm trị nên nhiều người cũng sợ vào rừng và bỏ hẳn nghề lâm tặc. Về mặt văn hóa xã hội nâng cao nhận thức vai trò của phụ nữ trong gia đình các hội viên hộ phụ nữ đã biết học theo cái hay, bỏ cái dở, xây dựng gia đình no ấm và bình đẳng. Nhiều chuyện báo đưa ra, các chị em đọc luôn cho các ông chồng nghe. Từ đó những đấng “mày râu” này cũng đã có sự thay đổi nhận thức rõ rệt. Báo nêu gương những học sinh nghèo vượt khó vươn lên trở thành học sinh giỏi. Từ đó các bậc phụ huynh đọc báo cho con họ nghe mà học tập theo. Ở vùng cao có một thực trạng là nhiều người đi đường thường không đội mũ bảo hiểm bởi vì họ nghĩ ở trên này công an sẽ không lên đây để kiểm tra. Nhưng bây giờ thì khác rồi sau khi đọc báo mọi người biết không chỉ là việc công an có kiểm tra hay không mà chính là đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình.   

 

                                                                                      Xa Lệ Thủy

 

Các tin khác

Một cảnh trong Táo quân 2010.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lý giải hiện tượng Hungary “bội thu” giải thưởng Nobel

Chỉ vỏn vẹn 10 triệu dân nhưng đến nay Hungary có trên 15 người đoạt giải Nobel. Đây cũng là quốc gia có bình quân đầu người đoạt giải Nobel cao nhất thế giới.

Mọi ngả đường đều dẫn về cõi Phật

(HBĐT) - Ngày Tết, mọi người đến chùa trước là thắp nén hương lễ Phật cho tâm hồn thanh thản, sau là cầu lộc, cầu phúc để bước sang một năm mới mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi, sung túc đầu năm. Đi chùa đầu năm hàm chứa một triết lý sống sâu sắc, gắn với việc xuất hành đầu xuân, hướng đến cái thiện, dung hoà giữa đạo và đời. Vì thế đi chùa lễ Phật đầu năm, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo còn là nét văn hoá đẹp của dân tộc.

Cải lương đón Tết đìu hiu

Ai ghiền cải lương năm nay ắt sẽ thất vọng. Bởi sân khấu cải lương xem chừng quá đìu hiu, không xôm tụ như mọi năm.

“Hát về mùa xuân” với nhạc sĩ Trần Hoàn

Tiếp sau thành công của chương trình Mây vàng đất Việt với nhạc sĩ Hoàng Vân, tối 7-2 trên VTV3 Con đường âm nhạc số 2 sẽ tiếp tục với những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trần Hoàn quanh chủ đề "Hát về mùa xuân".

Sức hút từ Cổng mặt trời

Rất ít phim truyền hình được đông đảo khán giả theo dõi, liên tục cập nhật nội dung và bình luận từng tình tiết, từng nhân vật sau mỗi tập phim như bộ phim Cổng mặt trời (dài 70 tập, đạo diễn Nguyễn Dương, hãng phim Lasta sản xuất, đang phát sóng trên kênh HTV7)

Lý giải hiện tượng Hungary “bội thu” giải thưởng Nobel

Chỉ vỏn vẹn 10 triệu dân nhưng đến nay Hungary có trên 15 người đoạt giải Nobel. Đây cũng là quốc gia có bình quân đầu người đoạt giải Nobel cao nhất thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục