Với những gì đang có của điện ảnh Việt Nam, việc thực hiện một dự án phim lịch sử có tầm vóc không hề đơn giản, nếu không muốn nói là sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cũng như hạn chế về khả năng sáng tạo
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh và nhà sản xuất bộ phim Khát vọng Thăng Long đã có một buổi ra mắt báo chí lạ lùng vào cuối tuần qua. Không một thông tin đáng quan tâm nào của bộ phim, như kinh phí sản xuất dự kiến, dàn diễn viên, thành phần đoàn phim... được công bố.
Sự bí mật thái quá của đoàn làm phim khiến báo giới hoài nghi về tính khả thi của bộ phim này, tương tự như những bộ phim từng tuyên bố trước đó.
Cảnh trong phim Thái sư Trần Thủ Độ, một trong những phim chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ảnh: C.T.V
Rối như tơ vò
Việc có một bộ phim nhựa ra mắt đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội thực sự là niềm mong mỏi của hết thảy những ai yêu Hà Nội. Sự mong mỏi ấy càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết khi hết dự án phim này đến dự án phim khác bị đình lại hoặc khai tử dù thời điểm kỷ niệm 1.000 năm đã đến rất gần.
Từ tháng 10-2000, nhân dịp kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 990 năm, kế hoạch làm phim lịch sử 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được vạch ra. Cuộc thi kịch bản phim phục vụ dự án cũng đã được tổ chức và trao giải.
Có 10 năm để chuẩn bị, vậy mà đến sát ngày lễ, các dự án vẫn trăm bề ngổn ngang. Đã có lúc công chúng gần như hết hy vọng về một bộ phim kỷ niệm sẽ được trình chiếu khi dự án phim Thái Tổ Lý Công Uẩn với kinh phí dự kiến lên đến 200 tỉ đồng bị hoãn lại vô thời hạn, để rồi sau đó lại ngỡ ngàng khi có không chỉ một mà đến ba bộ phim cùng làm về đề tài này.
Giữa năm 2009, báo chí rầm rộ đưa tin việc đạo diễn Lưu Trọng Ninh sẽ đảm nhận vai trò đạo diễn phim Chiếu dời đô (kịch bản Triệu Tuấn, hãng phim Hội Điện ảnh đứng ra huy động kinh phí) với mức đầu tư dự kiến lên đến 60 tỉ đồng.
Một bộ phim khác cũng về đức Thái tổ là Huyền sử thiên đô (biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn) được Hãng phim Truyện I sản xuất. Trong giai đoạn 1 của dự án này, nhà sản xuất sẽ thực hiện 30 tập hoàn chỉnh đầu tiên để kịp chiếu đúng dịp 10-10-2010 với kinh phí dự kiến ngót nghét 40 tỉ đồng.
Thế nhưng khán giả chưa kịp mừng thì đầu năm 2010 đã nghe bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giám đốc Hãng phim Hội Điện ảnh, thông báo hãng phim này đã không còn tiếp tục theo Chiếu dời đô nữa mà đã có đơn vị khác “tiếp sức”.
Ngay trong lúc đó, một dự án phim khác là Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh lại gấp rút tuyển diễn viên với nhà sản xuất là Hội Truyền thông Hà Nội.
Cố đấm ăn xôi?
Với những gì đang có của điện ảnh Việt Nam, việc thực hiện một dự án phim lịch sử tầm vóc là không hề đơn giản, nếu không muốn nói là sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cũng như hạn chế về khả năng sáng tạo. Có cần thiết phải “cố đấm ăn xôi” như thế không? Một bộ phim tổ chức họp báo mà những người sắp làm ra nó lại “bưng bít” thông tin?
Dù kinh phí sản xuất bộ phim hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa thì khán giả cũng có quyền biết bộ phim về 1.000 năm Thăng Long được làm thế nào và chất lượng (dự kiến) sẽ ra sao?
Trong cuộc họp báo có một không hai của đoàn làm phim Khát vọng Thăng Long, đạo diễn Lưu Trọng Ninh tuyên bố rằng đã chọn xong diễn viên nhưng khi được hỏi tên diễn viên cho các vai diễn quan trọng thì đạo diễn lại “hẹn” sẽ công bố khi toàn bộ ê kíp làm phim bao gồm thành phần âm thanh, quay phim, thu thanh, nhạc sĩ... cùng tập hợp đông đủ!
Khi bị gặng hỏi, đạo diễn này lại bối rối cho rằng có quá nhiều người muốn tham gia vào dự án phim này nên anh vẫn đang cân nhắc để đưa ra lựa chọn cuối cùng! Vậy thì có phải đến thời điểm này, đoàn làm phim vẫn chưa chuẩn bị xong các khâu quan trọng?
Một dự án nữa là phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long cũng đang được quay gấp rút tại trường quay Hoành Điếm- Trung Quốc. Mọi thông tin về bộ phim này cũng được giữ kín ngoại trừ sự có mặt của Á hậu Thụy Vân.
Họa sĩ Phan Cẩm Thượng; nghệ sĩ, GS-TS Đoàn Thị Tình cùng họa sĩ Phạm Xuân Hải, hiện là giảng viên ngành đồ họa đa truyền thông tại Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin HBC Việt Nam, chịu trách nhiệm về thiết kế bối cảnh và chuẩn bị trang phục cho diễn viên.
Đoàn làm phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long cho biết họ nhận được sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia điện ảnh hàng đầu Trung Quốc và Đài Truyền hình Asean (trụ sở đặt tại Hồng Kông) nên giải quyết được áp lực về thời gian.
Tuy nhiên, chưa ai tin được đây có lẽ sẽ là bộ phim nhiều khả năng ra mắt khán giả nhất trong dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, khi mà từ nay đến thời điểm quan trọng này chỉ còn hơn 240 ngày.
Theo NLĐ
Ai ghiền cải lương năm nay ắt sẽ thất vọng. Bởi sân khấu cải lương xem chừng quá đìu hiu, không xôm tụ như mọi năm.
Tiếp sau thành công của chương trình Mây vàng đất Việt với nhạc sĩ Hoàng Vân, tối 7-2 trên VTV3 Con đường âm nhạc số 2 sẽ tiếp tục với những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trần Hoàn quanh chủ đề "Hát về mùa xuân".
Rất ít phim truyền hình được đông đảo khán giả theo dõi, liên tục cập nhật nội dung và bình luận từng tình tiết, từng nhân vật sau mỗi tập phim như bộ phim Cổng mặt trời (dài 70 tập, đạo diễn Nguyễn Dương, hãng phim Lasta sản xuất, đang phát sóng trên kênh HTV7)
Chỉ vỏn vẹn 10 triệu dân nhưng đến nay Hungary có trên 15 người đoạt giải Nobel. Đây cũng là quốc gia có bình quân đầu người đoạt giải Nobel cao nhất thế giới.
Được phục dựng và tổ chức thử nghiệm từ năm 2009 tại cánh đồng Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam), nhưng năm 2010, lễ hội Tịch điền lần thứ nhất mới diễn ra chính thức tại vùng đất này và từ đây sẽ trở thành lễ hội thường niên.
Tại sao một dự án phim truyện nhựa được dư luận và công chúng quan tâm trong dịp đại lễ 1000 năm lại chọn cách bí mật nhiều thông tin như "Khát vọng Thăng Long"? Điều này chắc chắn sẽ chỉ có nhà sản xuất mới có thể lý giải được.