Đầu năm đi chợ Viềng để “mua may bán rủi” lâu nay đã trở thành nét văn hóa của cư dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng.

Chợ Viềng được tổ chức tại bốn điểm trong cùng một thời gian ở các huyện huyện Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc và Vụ Bản của tỉnh Nam Định. Lớn nhất là chợ được tổ chức tại huyện Vụ Bản, khu vực gần quần thể di tích Phủ Giày.

Đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân các nơi đổ về đây mua bán chủ yếu là đồ cũ để cầu may.

Tuy nhiên, những năm gần đây đồ cũ đã dần vắng mặt, đồ mới đang lên ngôi. Năm nay đến chợ thật khó để tìm được hàng đồ cũ. Nếu tìm được, cũng phải mua với giá rất đắt. Một chiếc đèn ngủ cũ có thể được người bán hét lên mức 12 triệu. Ngoài ra đồng 2 USD nếu có seri đẹp như 66,68,86.. sẽ được bán với giá từ 2 đến 4 triệu.

Anh Phạm Văn Sĩ, quê ở thôn Minh Quàn - Minh Quang - Vũ Thư - Thái Bình cho biết: “Tôi đi chợ Viềng để mua đồ cũ, mong năm nay làm ăn thuận lợi, nhưng tìm mãi mà chả thấy hàng đồ cũ đâu. Đồ mới thì gần nhà cũng có việc gì phải lặn lội hàng chục cây số sang đây để mua”.

Những gian hàng cũng thu hút đông đảo khách là các sòng cờ bạc.

Một số hình ảnh về chợ Viềng Nam Định năm nay:

Mô tả ảnh.
Con đường dẫn vào chợ Viềng ở Vụ Bản đông nghịt người

Mô tả ảnh.
Tờ 2 USD có 3 số seri cuối là 222 này đang được người mua mặc cả là 500 nghìn đồng…

Mô tả ảnh.
Chiếc đèn ngủ từ thời Pháp có đế và thân đèn được làm bằng đồng đen này được bán với giá 12 triệu đồng

Mô tả ảnh.
Máy quay đĩa cổ bày bán tại chợ

Mô tả ảnh.
Những đồng xu được làm bằng đồng còn mới sẽ được mua với ý nghĩa cầu may, loại to 20 ngàn đồng, loại bé bé 10 ngàn đồng

Mô tả ảnh.
Trò đỏ đen, ăn thua nở rộ ở mọi góc phố

 

                                                                      Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đội văn nghệ xã Đồng Chum biểu diễn phục vụ nhân dân trong ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân”.
Ông Ma Thanh Sợi
Không có hình ảnh

Trẩy hội ngày xuân

Cứ đến mồng 3, mồng 4 tết là bạn bè tôi lại xôn xao, háo hức với những chuyến du xuân. Sau bao ngày cuống quýt, hối hả với công việc, những chuyến đi là trẩy hội, là vui chơi để nạp năng lượng.

Khai hội Lồng Tồng: Chương trình "Doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội"

Ngày 21-2, tức mồng tám Tết Canh Dần, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức hội Lồng Tồng, ngày hội xuống đồng. Ðây là lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày mồng tám tháng Giêng hằng năm.

Nhà báo, phong bì và phim Tết

Chuyện nhà báo nhận phong bì kèm thông cáo báo chí, bộ tài liệu của các công ty, các đơn vị tổ chức sự kiện… khi đi họp báo đã là chuyện bình thường. Nó được hiểu như một bữa cơm trưa, một ly cà phê của người tổ chức sự kiện gửi cho nhà báo, thay lời cảm ơn hoặc thay cho việc phải lo những bữa cơm tập thể tốn tiền mà không mấy ai vui.

Phim truyền hình Tết: Nhẹ nhàng dễ xem

Phim truyền hình chiếu Tết được giới thiệu khá rầm rộ trước đó nên được khán giả kỳ vọng chờ đợi. Tuy còn nhiều hạt sạn nhưng nhìn chung những gì mà các phim đã phát sóng trong những ngày Tết vừa qua cho thấy tiếng cười trong phim Tết năm nay không nhạt

Điện ảnh: Dấu ấn cũ và mới

Năm mới đến, cũng như những bộ môn nghệ thuật khác, điện ảnh Việt lại háo hức chờ đón một mùa mới với những hi vọng mới. thử điểm qua những gương mặt nữ "cũ và mới" của làng điện ảnh và trông chờ vào họ trong năm tới.

Bản mường Hợp Thịnh vui hội xuân

(HBĐT) - Khi tiếng cồng đang vang xa, tiếng chiêng ngân không dứt cũng là lúc báo hiệu mùa xuân mới lại về trên quê hương bản mường Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Đi trên con đường làng trải bê tông vững trãi, thoả thích ngắm nhìn những ngôi nhà cao tầng san sát dọc lối đi, chúng tôi vui lây với những hân hoan, với niềm vui của bản Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục