Xem trai làng Cổ Loa đấu vật ở lễ hội đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ngày mồng 6 tết - Ảnh: Tiến Thành

Xem trai làng Cổ Loa đấu vật ở lễ hội đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ngày mồng 6 tết - Ảnh: Tiến Thành

Cứ đến mồng 3, mồng 4 tết là bạn bè tôi lại xôn xao, háo hức với những chuyến du xuân. Sau bao ngày cuống quýt, hối hả với công việc, những chuyến đi là trẩy hội, là vui chơi để nạp năng lượng.

Du xuân, í à í a

Một nét khá lạ của lời hẹn du xuân năm nay trên diễn đàn Trái tim VN Online là của nick khongcolenao mời chào bạn bè về thăm nhà thờ tổ họ Vũ ở làng Mộ Trạch (Hải Dương), một dòng họ lớn thường tổ chức lễ giỗ tổ rất lớn vào ngày mồng 8 tết, như một sự khởi đầu cho phong trào du xuân về với cội nguồn.

Mồng 4 tết đã thấy các bạn trẻ í ới gọi nhau lên đường. Còn trong xóm tôi, từ hôm mồng 3, các bà, các chị đã náo nức nấu xôi, nén oản, bánh trái hoa quả... Người đi hội làng Đồng Kỵ năm nào cũng đi mà không thấy chán. Người lên núi trẩy hội tìm hoa, xem người miền cao đón tết, chơi hội Gầu Tào... Rồi những hò hẹn rủ nhau đi chùa Bái Đính, Tràng An, Phát Diệm, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), hội Đồng Đăng (Lạng Sơn) mồng 9, mồng 10, đi chợ Viềng từ nửa đêm mồng 7 và vô số đình chùa quanh Hà Nội trong bán kính trên dưới 100km.

Cái rét ngọt của miền Bắc, những hạt mưa bụi lất phất bay chỉ làm không khí lễ chùa đầu năm càng thêm linh thiêng và ấm áp.

Người trẻ đi chơi, người già đi hội

Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) - Ảnh: Nguyen

Không chỉ có người già, người trẻ cũng náo nức với những lễ hội mùa xuân.

Mùa xuân mà, họ quay lại những cung đường đã đi quanh năm không biết chán, chỉ là mùa này sẽ có hội của đồng bào. Người đi “Sông Mã đường hoa” thì vui hội xòe với người Thái, người đi Ý Tý, Mường Khương thì gặp người Mông chơi hội Gầu Tào, người qua Lai Châu xem đánh cầu, ném còn. Là bởi tại mùa xuân nên bản làng đâu đâu cũng hội hè đình đám, váy áo lấp lánh, ô xòe rực rỡ, tiếng khèn rộn rã từ sáng đến chiều, rượu rót mãi mà không dừng lại.

Những lời hẹn hò trên mạng, qua các diễn đàn, Facebook cứ vậy ào lên như những đợt sóng.

Bạn đã kịp leo Yên Tử ngày đầu năm, bất chấp những sương gió mịt mùng và cái rét cắt da cắt thịt? Hay chuẩn bị đi hội chùa Hương, đi trước cả khi chính hội vì sau ngày 15 khách lữ hành từ các nơi đổ về, nơi ấy sẽ quá rộn ràng bởi khói hương và đồ lễ. Còn Đồng Đăng (Lạng Sơn) và phố Kỳ Lừa, nơi có lễ hội Đền Mẫu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, ai cũng muốn đến để cầu một năm tài lộc?

Du xuân như thế bạn có muốn đi không?

Một nhóm bạn trẻ trên đường hành hương lên Yên Tử (Quảng Ninh) - Ảnh: Nguyen

Chỉ quanh Hà Nội cũng có biết bao làng đang vào hội.

Này là hội làng Đồng Kỵ ngày mồng 4 tết ở Từ Sơn, Bắc Ninh náo nhiệt rộn ràng với lễ chen rước quan đám. Này là hội tịch điền Đọi Sơn ở Duy Tiên, Hà Nam với điểm nhấn ấn tượng là cuộc thi vẽ và trang trí trâu vô cùng độc đáo. Hội làng Cự Đà (Hà Nội) ngày giáp rằm, hội đền Gióng ngày mồng 6, hội Lim Kinh Bắc ngày 12 và 13 tháng giêng. Người làm ăn thì say sưa với hội chợ Viềng (Nam Định), lễ Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) và đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) mong một năm kinh doanh phát đạt.

Những hội hè đình đám luôn được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian thú vị, đặc trưng theo từng vùng miền. Trẩy hội đầu xuân luôn là một hình thức sinh hoạt văn hóa quý giá và đáng trân trọng, là bước khởi đầu tốt đẹp cho một năm may mắn như mong ước của con người.

Ấy chính là lý do để trẩy hội ngày xuân!

                                                                       Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bản mường Hợp Thịnh vui hội xuân

(HBĐT) - Khi tiếng cồng đang vang xa, tiếng chiêng ngân không dứt cũng là lúc báo hiệu mùa xuân mới lại về trên quê hương bản mường Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Đi trên con đường làng trải bê tông vững trãi, thoả thích ngắm nhìn những ngôi nhà cao tầng san sát dọc lối đi, chúng tôi vui lây với những hân hoan, với niềm vui của bản Mường.

Khơi dậy múa cổ Thăng Long - Hà Nội

Hà Nội đang lưu giữ kho tàng múa cổ phong phú và đa dạng của cha ông để lại từ ngàn xưa. Ðó là di sản văn hóa của người Tràng An vươn dài theo năm tháng cùng lịch sử tồn tại đến ngày nay chứa đựng những giá trị trí tuệ, bản sắc văn hóa của vùng đất hào hoa, thanh lịch. Hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội nghệ sĩ múa Hà Nội đang khẩn trương thực hiện công trình Phục hồi phát triển múa cổ Thăng Long - Hà Nội.

Chùa Nhật tặng tranh cổ 400 năm cho chùa Việt

Chùa Jomyo (Nhật) tặng phiên bản bức tranh cổ “Thác kiến Quan thế âm” cho chùa Tam Thai (Đà Nẵng).

Văn Miếu - Hà Nội: Nhộn nhịp xin chữ đầu năm

Mùng 4 Tết. Dòng người đổ về Văn Miếu ngày càng đông. Đông vui nhộn nhịp nhất có lẽ là cảnh cho chữ của các ông đồ ngay dọc đường vào khu di tích. Năm Canh Dần, năm của hổ dũng mãnh, lòng mỗi người đi du xuân đều hướng đến sự sung mãn, mạnh giàu và may mắn trong năm nay nên chữ được nhiều người xin thường là chữ: Trí, Lộc, Thọ và Phúc Lộc.

Selena Gomez - Mẫu hình mới của Hollywood

Xuất hiện ngắn ngủi (chưa đầy 10 phút) trong chương trình Double shot của kênh âm nhạc V nhưng hình ảnh Selena Gomez (ảnh), người được biết đến trong bộ phim Những phù thủy xứ Waverly nổi đình đám trên kênh truyền hình Disney, đủ sức tạo ấn tượng với khán giả.

Hoà Bình- say lòng du khách

(HBĐT) - Từ nhiều năm trở lại đây, Hoà Bình đã được du khách Việt Nam và thế giới biết đến là một mảnh đất đầy tiềm năng với các loại hình du lịch hết sức da dạng, phong phú như: du lịch thám hiểm, sinh thái, tâm linh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục