Nhiều thanh niên nam nữ đã
tự tin góp mặt trong những dịp
hội hè của cộng đồng như một
sự tiếp nối tiềm tàng
và đáng trân trọng.

Nhiều thanh niên nam nữ đã tự tin góp mặt trong những dịp hội hè của cộng đồng như một sự tiếp nối tiềm tàng và đáng trân trọng.

Trước cuộc sống nhiều biến động hiện nay, việc gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại là điều không dễ dàng. Thế hệ trẻ bây giờ cần được những người có tâm huyết đi trước uốn nắn, định hướng... để nguồn mạch văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc không mai một và đứt gãy.

Lay động cội nguồn


Những anh chị làm công tác văn hóa lâu năm ở huyện Cư M'Gar (Ðác Lắc) kể: Người dân ở buôn Rai (xã Ea Tal) chẳng bao giờ quên "chuyện nhà" ông E Mướt xảy ra hồi cuối tháng 7 vừa rồi. Chuyện rằng: Già E Mướt tuổi đã hơn tám mươi mùa rẫy. Ông nằm liệt giường cả tháng trời, cơm cháo gì nuốt cũng không trôi, thế mà vẫn không chịu nhắm mắt để về với "thế giới ông bà". Ðã ba ngày trôi qua vẫn thế, anh Y Tiếp, con trai ông bắc thang trèo lên dầm nhà xem thử thì mới phát hiện một bộ chiêng cổ (7 cái) được bọc trong những chiếc bao tải cất cẩn thận. Y Tiếp đem xuống và mở ra từng chiếc chiêng đã lên mầu đen trũi. Ðôi mắt người sắp chết nhìn theo như ngấn lệ. Biết đây là điều mong mỏi cuối cùng của ông già trước khi từ giã cõi đời này, mọi người không ai nói với ai lời nào, họ chỉnh tề ngồi vào vị trí của dàn chiêng và bắt đầu diễn tấu. Những âm thanh thiêng liêng ngân lên lúc trầm, lúc bổng trong không gian tưởng chừng như đông đặc lại và vô cùng huyền hoặc. Lúc đó, đôi mắt già Y Mướt mới từ từ khép lại và "yên ngủ" như thể không còn điều gì vướng bận nữa...


Chị H'Hoa (cán bộ Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Cư M'Gar, Ðác Lắc) bảo, sau câu chuyện cảm động này, mọi người tìm hiểu ra mới biết cách đây cả chục năm, khi cồng chiêng bị người ta bán đi do đời sống kinh tế khó khăn, lễ hội thưa vắng dần nên không có môi trường để diễn xướng, vì thế cụ E Mướt âm thầm cất giữ bộ chiêng quý truyền đời của mình mà không ai hay biết. Ðến khi bí mật trên được phát hiện mọi người mới hiểu ra một điều: di sản của cha ông cũng có lúc thăng trầm, dâu bể... song, không vì một lý do thường nhật nào đó mà dễ dàng mất đi. Nó được những người như già E Mướt bảo tồn và gìn giữ cho đến hơi thở cuối cùng, dù bất kỳ dưới hình thức nào. Câu chuyện đầy xúc động của gia đình già E Mướt được những người làm công tác văn hóa ở đây lấy làm gương cho lớp trẻ trong việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo tồn và gìn giữ vốn văn hóa cha ông. Và thật không ngờ nó có sức lay động đến thế, hầu hết thanh niên nam nữ ở các buôn làng đều hiểu ra ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong câu chuyện, nên tự nguyện tham gia nhiều lớp dạy đánh chiêng được tổ chức thường xuyên trên địa bàn. Ðến nay, Cư M'Gar là một trong những huyện dẫn đầu về phong trào bảo tồn, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của tỉnh. Hầu hết các buôn, làng đều thành lập được những đội chiêng trẻ để cùng với thế hệ cha anh họ, tự tin góp mặt trong những dịp hội hè của cộng đồng dân tộc tổ chức như một sự tiếp nối tiềm tàng và đáng trân trọng.


Ðánh thức ký ức


H'Hoa tâm sự, đời sống kinh tế của bà con đã khá hơn trước rất nhiều. Vì thế qua nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng, số thành viên trong từng cộng đồng cũng tham gia ngày càng nhiều, càng thân thiết với nhau hơn. Bên cạnh cồng chiêng cùng nhiều nhạc cụ khác được mọi người chăm chút, hồi sinh... thì những làn điệu dân ca, dân vũ - vốn đã trở thành ký ức của người già cũng đang được thế hệ trẻ có tâm huyết sưu tầm, biên soạn và phổ biến trở lại.


Chẳng hạn như điệu múa cổ T'Lang Grư (chim Grư bay lên), Khớt H'gơr (hát múa trong nghi lễ bọc trống)... đã được H'Hoa và các chị H'Duôn, H'Nhé, H'Yang ở xã Ea Tul lĩnh hội từ những người già, hoặc lục tìm trong ký ức thời thơ bé để truyền dạy lại cho nhiều thiếu nữ ở các buôn làng. Chính những thiếu nữ này là "hạt nhân" ươm mầm và nhân rộng ra cho bạn bè cùng trang lứa. Cô bé H'Lina không giấu được niềm vui khi được các cô, bà mình truyền dạy cho những điệu múa tưởng chừng đã thất truyền trên. Cô bé thành thật nói: "Vòng xoang bình thường trong các dịp lễ hội thì ai cũng biết và múa được. Nhưng điệu múa cổ như T'Lang Grư, hay Khớt H'gơr... thì gần đây em mới biết nhờ theo học những lớp dân ca, dân vũ do chị H'Hoa dạy cho".


Trong hành trình khơi dậy ý thức cội nguồn dân tộc trong lòng của mỗi người là nguồn lực nội sinh dồi dào giúp cho cộng đồng, xã hội phát triển sự nhìn nhận và tiếp sức của thế hệ trẻ là bước nhảy có ý nghĩa sống còn. Họ không chỉ học được từ những bài học của cha ông mình, mà họ còn tích lũy, kế thừa bằng cả niềm đam mê và vốn hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về dòng chảy liền mạch của đời sống văn hóa mỗi cộng đồng từ ngàn xưa đến hôm nay.
 
                                                                                 Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tác giả Chu Thơm.
Du khách đi Lễ chọn mua hàng mã tại Đền Bờ (Thung Nai - Cao Phong)
Đám hát quan họ Lộ Bao ngoài ao đình...

Khán giả trẻ “khát” nhóm nhạc thần tượng?

Khi nhắc tới lĩnh vực nhạc trẻ Việt Nam bây giờ, người lớn tuổi thường phàn nàn vấn đề giới trẻ chỉ hâm mộ "sao ngoại" mà làm ngơ với những sản phẩm tinh thần của "sao nội". Họ lùng sục khắp nơi để tìm cho ra đĩa nhạc của những thần tượng nước ngoài với cái giá không dễ chịu chút nào, trong khi sản phẩm của các ca sĩ trong nước thì vẫn tiếp tục tình trạng "ế ẩm". Điều gì có thể lý giải cho nghịch lý này?

Người "nuôi rồng" cho đại lễ 1000 năm Thăng Long

Trong những năm qua ông là người duy nhất bảo tồn, phát huy nghề làm rồng vải của quê hương để tạo ra những con rồng được coi như là "hiếm" của Việt Nam để biểu diễn trong các lễ hội và được bạn bè thế giới biết đến. Ông là Lê Ngọc Nguyện, ở làng Đa Sỹ, Hà Đông (Hà Nội), người mà hiện nay người dân nơi đây đã đặt thêm cho ông cái tên mới "Người nuôi rồng cho đại lễ 1000 năm Thăng Long".

Quế Trân - Cô đào cải lương xinh đẹp và đa tài

Với thế hệ diễn viên cải lương miền Nam hiện tại, Quế Trân là gương mặt trẻ đầy triển vọng, đáp ứng một cách đầy đủ những yêu cầu về thanh sắc của nghệ thuật kịch hát và sự đam mê hiếm có với nghề. Cũng ít người có được điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng như Quế Trân khi được nuôi dưỡng bằng tiếng đàn, giọng ca của các bậc cha chú, được dõi theo từng bước để phát hiện và phát triển năng khiếu bẩm sinh.

Lễ hội đu Mường Vôi

(HBĐT) - Như thường lệ, cứ 2 năm một lần, vào ngày 21/02, tức ngay mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bà con nhân dân khắp các nơi xa gần lại tụ tập về tham dự lễ hội đu Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ (Lạc Sơn).

Bảo tồn di sản quan họ - Phát huy vai trò chủ thể của người dân

Dân ca quan họ Bắc Ninh là vốn văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc. Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào ngày 30-9-2009. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ gìn giữ, phát huy loại hình văn hóa này như thế nào trong thời kinh tế thị trường hôm nay...

Ngày Thơ Việt Nam xuân Canh Dần 2010 sẽ hoành tráng

Nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa lớn kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ngày thơ Việt Nam Xuân Canh Dần 2010 sẽ đươc tổ chức hoành tráng và quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đó là thông tin đươc Hội Nhà văn Việt Nam cho biết tại cuộc họp báo chiều 23/2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục