Đạo diễn Đặng Quốc Việt (người ngồi đầu
bên trái) thực hiện phim Chân dung về
Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới.
Gặp đạo diễn Ðặng Quốc Việt tại Hà Nội trong những ngày đầu xuân này khi anh và nhóm làm phim của Hãng phim Sơn An (TP Hồ Chí Minh) đang có chuyến đi thực tế chuẩn bị đề cương kịch bản cho chương trình phim truyền hình Chân dung cuộc sống.
Hồ hởi và tràn đầy những ý tưởng sáng tạo, anh cho biết: "Loạt phim truyền hình mới trong năm 2010 của hãng phim sẽ tập trung xây dựng một dòng phim dài tập khắc họa chân dung những con người chân chính với các phẩm chất, đức tính tiêu biểu của người Việt. Họ là những người đã nổi tiếng và cũng có thể là những người lao động bình thường trong mọi lĩnh vực đời sống. Nhưng dù là ai, họ đã và đang có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước".
Theo đạo diễn Ðặng Quốc Việt, Chân dung cuộc sống là tập hợp của các bộ phim truyền hình nghệ thuật, có tính chân thực cao, sử dụng ngôn ngữ điện ảnh để tạo dựng một cách sinh động đời sống xã hội phong phú, muôn hình, nhiều vẻ, trong các giai đoạn lịch sử, trước đây cũng như hiện nay, dưới những góc độ nhất định, qua cuộc sống và sự nghiệp của từng nhân vật cụ thể. Chương trình được hiểu như một "cuốn sử", mở ra hướng tiếp cận hiện thực bằng hình thức điện ảnh, là nguồn tư liệu để các nhà khoa học lịch sử, nhà văn, nhà báo, các đạo diễn, nghệ sĩ khai thác, tiếp tục sáng tạo từ các nguyên mẫu nhân vật trong đời sống thật. Mỗi bộ phim là một câu chuyện về thân thế, sự nghiệp và cuộc sống của một người hoặc một gia đình, một dòng họ có nhiều đóng góp cho sự hưng thịnh của quốc gia, làm nên lịch sử và truyền thống dân tộc. Từ các chân dung nhân vật và câu chuyện của họ, phim sẽ giúp người xem hiểu thêm về những người quanh ta, về những nhân vật đang sống, cống hiến trong xã hội, giúp họ cập nhật thêm thông tin và kết nối cộng đồng. Ðó có thể là chân dung các nhà lãnh đạo, các cán bộ ưu tú của Ðảng và Nhà nước từng có nhiều cống hiến qua các thời kỳ mà những người làm chương trình hy vọng sẽ bắc một nhịp cầu giúp công chúng phần nào hiểu về công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, từ những vui, buồn đến những trăn trở và tình cảm của họ để qua đó thêm hiểu, tin yêu và cảm thông hơn về công việc của họ. Ðó cũng có thể là chân dung các văn nghệ sĩ, những người bằng tài năng và cuộc đời lao động nghệ thuật của mình đã và đang mang đến công chúng những tác phẩm văn học, nghệ thuật giàu tính nhân văn. Nhân vật của Chân dung cuộc sống còn là những người lao động bình dị, nông dân, công nhân, thợ thủ công đang ngày đêm âm thầm làm ra từng mẻ than, hạt lúa, cân ngô mà nói như một nhà thơ thì từ cuộc sống lao động âm thầm đó, họ đã "làm ra đất nước" và xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Một đối tượng đặc biệt khác mà chương trình hướng đến là gương mặt các doanh nhân, những người đang gánh vác một phần trách nhiệm lớn để tạo nên sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Ca ngợi và khắc họa về chân dung các doanh nhân chính là sự ghi nhận những công lao đóng góp của họ đối với công cuộc phát triển, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mà chúng ta đang hướng tới...
Bên cạnh những giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, những người làm phim Chân dung cuộc sống và đạo diễn Ðặng Quốc Việt còn mong muốn chương trình sẽ có những tác động tích cực đến cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ trong định hướng nhận thức đúng đắn về cuộc sống, lý tưởng; tôn vinh và giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng trong mỗi người niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm công dân. Ðược biết, sau khi hoàn thành mười tập phim đầu (mỗi phim có thời lượng 30 phút), Hãng phim Sơn An sẽ hợp tác cùng các đài truyền hình để xây dựng thành chuyên mục phát sóng định kỳ và mở một trang thông tin điện tử Chân dung cuộc sống để lưu trữ và giới thiệu với bạn bè quốc tế, đồng thời một tuyển tập sách chân dung dựa theo kịch bản từng tập phim cũng sẽ được biên soạn và phát hành trong cả nước.
Theo ND
Những thiên thần áo trắng - bộ phim truyền hình dài 40 tập do BHD sản xuất và Lê Hoàng đạo diễn - đã chính thức lên sóng VTV3 từ ngày 2/3 vào khung giờ 21h30. Ngay sau Những thiên thần áo trắng, cũng trên sóng VTV3 là bộ phim Bộ tứ 10A8. Chưa bao giờ câu hỏi rằng Làm phim tuổi teen đang là mốt lại được quan tâm nhiều như hiện nay.
Một số tờ báo khi đưa tin về quyết định này đã đồng thời đưa tin đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Công ty Kỷ Nguyên Sáng đang chuẩn bị quay bộ phim Khát vọng Thăng Long phát triển từ kịch bản Chiếu dời đô khiến người đọc hiểu rằng công ty này đang thực hiện bộ phim mà công văn 953/VPCP-KGVX nói tới.
Những ngày điện ảnh VN năm nay do Bộ VHTTDL, Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ và Hội Điện ảnh VN thực hiện sẽ diễn ra từ 12 - 15.3 ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Mặc dù đến 0 giờ ngày 6.3, chương trình đại lễ kiết giới sây ma (lễ khánh thành) chánh điện chùa Mã Tộc (chùa Dơi) mới chính thức diễn ra, nhưng từ chiều ngày 5.3, hàng nghìn Phật tử (chủ yếu là người dân tộc Khmer) từ các tỉnh ĐBSCL đã đổ về để ngắm nhìn chánh điện mới trong niềm hoan hỉ.
Chúng tôi có dịp lần đầu được gặp và nghe lời giảng giải của thầy Thích Huyền Diệu trụ trì tại chùa Việt Nam trên vùng đất Bodh Gaya linh thiêng, qua đó hiểu thêm tấm lòng sâu thẳm của người tu hành xa xứ luôn hướng về quê hương mình.
Theo bảng xếp hạng tuần thứ 9 năm 2010 mà Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) mới công bố, tay vợt số 1 Việt Nam - Nguyễn Tiến Minh đã vươn thêm 2 bậc để xếp hạng 7 thế giới.