Chúng tôi có dịp lần đầu được gặp và nghe lời giảng giải của thầy Thích Huyền Diệu trụ trì tại chùa Việt Nam trên vùng đất Bodh Gaya linh thiêng, qua đó hiểu thêm tấm lòng sâu thẳm của người tu hành xa xứ luôn hướng về quê hương mình.


 

Chữ “S” và cái tâm lớn người con đất Việt

Dịp đến thăm ngôi chùa Việt Nam ở Ấn Độ để lại niềm xúc động khó quên cho mỗi người vì được sống trong những khoảnh khắc quê hương tại xứ người.  

Dọc mấy con đường rải sỏi và đất trong vườn, du khách có thể nhìn thấy trên các công trình cũ và mới, đâu đâu cũng thấy hình bản đồ Việt Nam. Chúng tôi càng cảm phục cái tâm, cái phúc trong con người vị sư trụ trì nơi đây. Qua tìm hiểu, được biết  thầy Thích Huyền Diệu từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên thời chống Mỹ cứu nước.


Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Đoàn công tác
thăm chùa (đi bên cạnh là Thầy Thích Huyền Diệu).

Theo đuổi con đường tu tập, Thầy sang Pháp và may mắn tìm được cơ hội học tập, trở thành tiến sĩ  về lĩnh lực quan hệ quốc tế, thần học và Phật học.  Thầy đứng ra lo việc xây dựng hai ngôi chùa Việt ở Ấn Độ và ở Nepal kéo dài cả chục năm trời, kiêm luôn việc làm các thủ tục xây dựng liên quan tại nước sở tại, cả chuyện thiết kế, tập kết vật liệu, giám sát thi công, thuê thợ thầy... Chuông và tượng Phật cũng được Thày đặt làm và đem từ Việt Nam sang.

Giải thích những hình đất nước đắp nổi trên bức tường và các công trình thờ tự. Thầy nói, trong số hàng trăm, hàng nghìn chúng sinh đến chiêm bái đất Phật, biết đâu có những người mù lòa, khiếm thị. Bà con sờ tấm bản đồ để xác định là đã đến chùa Việt Nam mình!

Thầy Thích Huyền Diệu nổi tiếng ở nước bạn vì là người tích cực đưa ra giải pháp hòa bình chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ở Nepal kéo dài gần 10 năm. Thầy cũng nổi tiếng là người có công nuôi dưỡng và bảo tồn giống chim hồng hạc quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới.  


Thầy Huyền Diệu chụp ảnh lưu niệm
với các phóng viên Việt Nam tại sân bay New Dehli.

Nhân dịp đầu năm đón Đoàn công tác từ Việt Nam sang, thầy Thích Huyền Diệu đã tặng các phật tử trong nước hai cuốn sách "Khi Hồng Hạc bay về... và những điều nhiệm màu" và "Lòng tri ân: Sức mạnh và mầu nhiệm” do thầy chấp bút, đã được Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh xuất bản.  

Từ cuộc sống và quá trình tu hành của mình, thầy Thích Huyền Diệu nhắn nhủ với đông đảo phật tử trong và ngoài nước rằng: Sự mầu nhiệm không phải là trong cổ tích, không bí ẩn như huyền thoại, mà mỗi chúng ta hãy luôn tâm niệm làm việc phước đức sẽ gặp được nhiều phép lạ ngay trong cuộc sống.

Thầy giảng giải, sự mầu nhiệm luôn luôn khởi nguồn từ chân tâm và ý chí của mỗi người. Theo lời khuyên, nếu như tất cả chúng ta biết yêu thương quê hương mình, biết yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh, biết rèn luyện ý chí để vươn lên, biết nuôi dưỡng văn hóa hiếu nghĩa và hài hòa trong tâm hồn thì sự nhiệm màu sẽ luôn lấp lánh, kỳ diệu và bất ngờ…

Lưu luyến Đất Phật 


Hình ảnh thân thuộc gần gũi như ở quê nhà.

Vùng đất Bodh Gaya thấp thoáng những ngôi chùa với kiểu dáng, kiến trúc đa dạng cùng chung không khí lặng yên vắng vẻ mà trang nghiêm, thanh tịnh ngay cả tầm trưa nắng chói chang.

Kushinagar và những vùng phụ cận đều là làng quê nghèo của Ấn Độ. Từ sân bay đi ô- tô chạy dọc con đường tỉnh lộ dẫn vào các làng chỉ có con đường nhựa, các ngả rẽ đều là đường đất. Đối lập với hình ảnh các ngôi chùa các nước rộng thoáng và hoành tráng, nhà cửa của người dân vẫn lụp xụp tạm bờ nép bóng bên đường hay phía thửa ruộng lúa xanh hay ruộng cải đang kỳ trổ bông vàng rộm xa xa.  


Tấp nập cảnh mua bán bên ngoài các ngôi chùa.

Phía trước cổng quanh các chùa, người già và trẻ con địa phương tíu tít bám theo khách mời chào các món hàng lưu niệm, từ tượng Phật to nhỏ đủ loại, tràng hạt làm từ trái bồ đề, lá bồ đề khô lẫn tươi, các sản phẩm áo quần, khăn, mũ thổ cẩm truyền thống đến những tập ảnh giới thiệu du lịch…  

Giữa trưa, đến Tháp Bồ đề Đạo Tràng, chúng tôi thấy nhiều vị tăng ni, nhà sư, Phật tử yên lặng ngồi thiền trong một không gian thanh tịnh, có thể cảm nhận được tiếng lá xào xạc rơi.


Người dân, phật tử khắp mọi miền trên thế giới
đều ao ước có dịp hành hương về chiêm bái Đất Phật.

Có quá nhiều điều kỳ bí mà hấp dẫn, thiêng liêng mà rất gần gũi, mới mẻ mà không hề xa xôi, diệu vợi nơi vùng đất Bodh Gaya nơi chúng tôi đến lần đầu đến thăm. Giữa không gian vắng lặng yên ả của một miền quê nghèo xứ bạn, tiếng chuông chùa Việt Nam ngân vang, rúng động sâu thẳm tâm tư gợi nỗi nhớ quê nhà đến nao lòng

Đất Phật Ấn Độ và cảnh vật, con người nơi đây, dẫu xa xôi về mặt địa lý mà vẫn cảm thấy gần gũi, thân thương đến vậy!.
 
                                                                         Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Tiến Minh tiếp tục thăng tiến trên BXH.
Thượng tọa Thích Tấn Đạt
Không có hình ảnh

Những "Ngày Việt Nam" tại Ấn Ðộ

Tiếp theo chương trình "Ngày Việt Nam" tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Italy, trong dịp đầu Xuân Canh Dần 2010, "Những ngày Việt Nam" đã được tổ chức tại New Delhi, Thủ đô nước Cộng hòa Ấn Ðộ, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng tại nước bạn theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Ấn Ðộ.

Biển báo và công đức

Chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất VN nằm ở xã Gia Sinh, Gia Viễn (Ninh Bình) - mở hội từ mùng 6 tháng giêng và du khách vẫn nườm nượp kéo lên trong những ngày này.

Nét xuân trên những trang sách xưa

Lần đầu tiên, hơn 100 cuốn sách cổ, sách quý hiếm xuất bản từ thế kỷ 17, 19 và trước 1945; 150 bản sao báo Tết xưa sẽ được giới thiệu với công chúng yêu sách Hà Nội. Triển lãm “Nét xuân trên những trang sách xưa” trưng bày tại Thư viện Café Đông Tây, phố Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội từ ngày 6 đến 13-3.

Nghệ sĩ Thanh Ngoan: Muốn chiếu chèo Kim Mã luôn đỏ đèn

Tưởng chừng như một điều thật đơn giản với một nhà hát tầm cỡ quốc gia khi có một cơ ngơi, không gian diễn xướng ở một vị trí đẹp, song để rạp Kim Mã luôn sáng đèn cũng chẳng phải là điều đơn giản nhưng nó lại đang là quyết tâm lớn của tập thể Nhà hát Chèo VN.

Chỉ để cười cho vui?

Dù bội thu về doanh số nhưng nhìn lại, chất lượng nghệ thuật của các vở kịch trong mùa Tết vừa qua là đáng báo động

Lâng lâng qua “phố rượu cần”

(HBĐT) - Cái tên rượu cần có lẽ xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo của người dân miền núi. Bà con người dân tộc dùng loại cây trúc đã được thông ruột, dài khoảng 1m cắm vào đáy vò để uống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục