Kết luận được rút ra từ Hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại TPHCM ngày 16.3.
Theo ông Lý Bá Toàn - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản: Dù kiểm tra kỹ, nhưng năm 2009, Cục Xuất bản vẫn để “lọt lưới” 85 cuốn của 22 nhà xuất bản (NXB) ở nhiều lỗi khác nhau. Năm 2009, ở VN, sách liên kết xuất bản chiếm khoảng 71%; một số NXB đã không thực hiện đúng quy trình xuất bản sách liên kết theo quy định của pháp luật về xuất bản, nên đã dẫn đến tình trạng: Một số xuất bản phẩm liên kết có sai sót về nội dung vẫn được phát hành.
Hiện tượng để dồn sách mới nộp lưu chiểu vẫn chưa được khắc phục, thậm chí một số sách liên kết chưa nộp lưu chiểu hay mới nộp lưu chiểu 2-3 ngày, tác giả đã vội vàng giới thiệu, quảng cáo trên báo chí. Minh chứng cho nhận xét này là vụ việc liên quan đến cuốn “Sợi xích” của ca sĩ Lê Kiều Như gây ồn ào mấy ngày qua.
Ông Toàn cũng cho biết: Sách lý luận chính trị, xã hội vẫn có những cuốn sai sót nghiêm trọng về nội dung, nhưng không được sửa chữa triệt để, vẫn phát hành gây phản ứng của bạn đọc, vẫn có nhiều tập phóng sự chỉ phản ánh những mặt tiêu cực của xã hội, một số sách liên quan đến lịch sử thường sai về mốc thời gian, nhân vật, sự kiện, có những cuốn sách viết về chiến tranh chống xâm lược của dân tộc với những nhận định dễ gây sự ngộ nhận, mơ hồ, hoài nghi cho độc giả...
Mối quan hệ giữa các NXB và các đơn vị phát hành sách nên chặt chẽ hơn - đề nghị của ông Lê Quang Khôi - Giám đốc NXB Nông nghiệp. Theo ông Khôi, hiện sách nông nghiệp rất khó tới tay nông dân bởi “hình như những sách này không lời nên các nhà phát hành sách từ trung ương đến địa phương đều không mặn mà. Trong khi đó, nhiều kiến thức khoa học phổ thông rất cần phổ cập cho nông dân các vùng miền mới chỉ chủ yếu phát hành qua kênh khuyến nông - khuyến lâm của Bộ NNPTNT”.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Bắc Sơn - Phó Trưởng ban Tuyên giáo - cho rằng, các NXB cần tập trung vào một số đề tài phục vụ đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các ngày lễ lớn trong 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội... in ấn những sách, tài liệu, văn hoá phẩm tuyên truyền thành tựu của đất nước trong các lĩnh vực với nhiều thể loại phong phú, hấp dẫn, nội dung phù hợp từng đối tượng...
Theo Báo Laodong
Cuộc gặp mặt giữa các nữ nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho điện ảnh Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/3, nhân Ngày điện ảnh Việt Nam lần đầu tiên, đã thu hút sự quan tâm của công chúng. Có lẽ đây là lần đầu có cuộc hội ngộ của cả 3 thế hệ nữ nghệ sĩ điện ảnh với những tên tuổi đã quen thuộc với công chúng: NSND Trà Giang, NSND Bạch Diệp, NSƯT Minh Châu, NSƯT Thanh Quý và 2 diễn viên trẻ Đỗ Hải Yến, Ngô Thanh Vân.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa Thăng Long từ ngày 27-3 đến 3-5, tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và TP Pasadena và Los Angeles (Mỹ). Ðây là sự kiện văn hóa lớn giữa Việt Nam và Mỹ nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Vừa qua, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Châu Thiệu Mưu, tới Toà án trung cấp số 1 Bắc Kinh, Trung Quốc, đưa đơn khởi kiện đòi đạo diễn James Cameroon phải bồi thường 1 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 2.800 tỷ đồng).
Tối nay 14-3, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, giải Cánh Diều Vàng 2010 của Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ diễn ra. Đây là một trong những hoạt động nổi bật của đợt kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt Nam 15-3. Phim truyện nhựa vẫn luôn là hạng mục được quan tâm nhất. 8 bộ phim tham gia giải Cánh diều 2010 hầu hết là những phim đã tranh giải tại LHPVN vừa qua. Liệu sẽ có sự trùng lặp về giải thưởng ở 2 giải của hội và của quốc gia? Đây là điều dư luận rất quan tâm trong buổi trao giải này.
Đoạt một giải Nobel, tiền thưởng tương đương 1,4 triệu USD. Đoạt một giải Pulitzer, bỏ túi 10.000 USD. Nhưng chiến thắng một giải Oscar, không rõ tiền thưởng bao nhiêu. Tiền thưởng sau khi đoạt tượng Oscar thường đến từ hãng phim.
Có người bảo, văn hóa đọc đang chết, có người nói văn hóa đọc không chết, vì ở Việt Nam không có văn hóa đọc. Ngược lại, có người lại bảo văn hóa đọc Việt Nam đang hồi sinh, văn hóa đọc trong nước đang phát triển… Thật ra, văn hóa đọc trong nước đang ở đâu? Đã chết hay đang phát triển mạnh mẽ?