Mẫu rồng đúc 1.000 sản phẩm chào Đại lễ.
Vừa qua, dự án 1.000 con rồng chào đại lễ nghìn năm Thăng Long đã được khởi công. Hoàn thành trong thời gian tới, 1.000 con rồng theo phong cách thời Lý sẽ góp thêm sự phong phú, sinh động vào các vật phẩm tôn vinh thành phố rồng bay.
Đúc rồng thời Lý chào Thăng Long
Mong được góp chút tài hoa vào không khí chung hướng về đại lễ của Thủ đô, một doanh nghiệp đúc đồng đã xây dựng ý tưởng đúc 1.000 con rồng chào Thăng Long - Hà Nội. Đây là một dự án xã hội hóa của Công ty cổ phần mỹ nghệ Đông Sơn và UBND thành phố Hà Nội đã có công văn đồng ý về chủ trương cho công ty được tổ chức đúc và giới thiệu 1.000 sản phẩm rồng thời Lý, là một hoạt động chính thức trong đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Những con rồng sau khi hoàn thành cũng sẽ được gắn logo chính thức của đại lễ phục vụ công tác tuyên truyền, được gọi là "Sản phẩm lưu niệm chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội". Chọn mẫu rồng thời Lý để đúc, chị Lê Diệu Hương - Giám đốc công ty cho biết: Sản phẩm được thiết kế dựa trên những ý kiến đóng góp của một số nhà nghiên cứu sử học, mỹ thuật, văn hóa và điêu khắc để đảm bảo ý nghĩa lịch sử, mang đậm nét văn hóa Việt, mang yếu tố tinh thần như một lời chúc phúc cho những người sở hữu. Sáng ngày 5/3 vừa qua, với sự chứng kiến của Đại đức Thích Minh Hiền - Trưởng Ban văn hóa giáo hội phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hương, cùng đại diện Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và nhiều báo, đài, lễ khởi công đúc 1.000 con rồng đã diễn ra tốt đẹp.
Đại đức Thích Minh Hiền và các nhà tu hành dâng hương tại Hoàng thành sau lễ khởi công đúc rồng. Ảnh: PV |
Những nguyện vọng văn hóa
Được biết, sau khi hoàn thành, những con rồng bằng đồng sẽ được gắn đá quý làm mắt, được khai tâm điểm nhãn. Mỗi con rồng nếu không kể chân đế, sau khi đúc xong sẽ có trọng lượng từ 3 - 3,5kg với chiều dài khoảng 30cm. Theo ông Lê Huy Đắc - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, quy trình đúc rồng cơ bản dựa trên những công đoạn đúc cổ truyền, tùy thuộc từng sản phẩm mà có những cải tiến, sáng kiến để nâng cao chất lượng hơn và giảm bớt được thời gian, nguyên vật liệu. Ví dụ như trước kia dùng khuôn đất, giấy để đúc, nay có thể đưa lõi sắt vào vỏ khuôn để khuôn mỏng hơn và sản phẩm chóng khô hơn.
Và để phát huy ý nghĩa của những sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn nghệ thuật, văn hóa này, sau khi hoàn thành, 1.000 con rồng sẽ được những người chế tác, sản xuất sử dụng vào nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có việc bán đấu giá qua mạng, qua cầu truyền hình trực tiếp để gây quỹ từ thiện xã hội. Một phần trong nguồn kinh phí thu được sẽ dành vào xây dựng Quỹ Vì văn hóa Hà Nội, đóng góp vào bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các công trình văn hóa, tín ngưỡng cũng như các giá trị văn hóa phi vật thể của Hà Nội. Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã đồng ý cho Công ty Đông Sơn được tổ chức đấu giá từ thiện gây quỹ ủng hộ người nghèo tại Hoàng thành Thăng Long trong dịp đại lễ từ 1/10 - 10/10/2010.
Theo Báo SKĐS
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa Thăng Long từ ngày 27-3 đến 3-5, tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và TP Pasadena và Los Angeles (Mỹ). Ðây là sự kiện văn hóa lớn giữa Việt Nam và Mỹ nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Vừa qua, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Châu Thiệu Mưu, tới Toà án trung cấp số 1 Bắc Kinh, Trung Quốc, đưa đơn khởi kiện đòi đạo diễn James Cameroon phải bồi thường 1 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 2.800 tỷ đồng).
Tối nay 14-3, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, giải Cánh Diều Vàng 2010 của Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ diễn ra. Đây là một trong những hoạt động nổi bật của đợt kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt Nam 15-3. Phim truyện nhựa vẫn luôn là hạng mục được quan tâm nhất. 8 bộ phim tham gia giải Cánh diều 2010 hầu hết là những phim đã tranh giải tại LHPVN vừa qua. Liệu sẽ có sự trùng lặp về giải thưởng ở 2 giải của hội và của quốc gia? Đây là điều dư luận rất quan tâm trong buổi trao giải này.
Đoạt một giải Nobel, tiền thưởng tương đương 1,4 triệu USD. Đoạt một giải Pulitzer, bỏ túi 10.000 USD. Nhưng chiến thắng một giải Oscar, không rõ tiền thưởng bao nhiêu. Tiền thưởng sau khi đoạt tượng Oscar thường đến từ hãng phim.
Có người bảo, văn hóa đọc đang chết, có người nói văn hóa đọc không chết, vì ở Việt Nam không có văn hóa đọc. Ngược lại, có người lại bảo văn hóa đọc Việt Nam đang hồi sinh, văn hóa đọc trong nước đang phát triển… Thật ra, văn hóa đọc trong nước đang ở đâu? Đã chết hay đang phát triển mạnh mẽ?
(HBĐT) - Thôn Cóc Lẫm là một trong 6 KDC của xã Kim Truy, huyện Kim Bôi, nơi có dân cư tập trung đông nhất xã với 381 hộ, gần 2.000 nhân khẩu. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, nhân dân các dân tộc trong thôn đã tập trung phát triển kinh tế, năng động trong xoá đói, giảm nghèo, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.