Bà Huế và cuốn sổ chép những bài hò Như Lệ.
Trong những trang sử hào hùng của dân tộc, Quảng Trị không chỉ được biết đến bởi Thành Cổ, sông Thạch Hãn..., mà còn cả điệu hò Như Lệ. Ra đời cách nay ngót 63 năm, có một thời, điệu hò Như Lệ không chỉ là món ăn tinh thần cổ vũ bao thế hệ thanh niên cầm súng bảo vệ quê hương, mà còn là ngọn đuốc soi đường cho những đứa con lạc lối buông súng trở về với cách mạng.
Điệu hò ấy đang dần mai một theo thời gian, đời người. May thay vẫn còn một người gìn giữ, đó là bà Ngô Thị Huế ở thôn Như Lệ, xã Hải Lệ (Hải Lăng, Quảng Trị). Điệu hò binh địch vận Bến đò thôn Như Lệ chiều tháng 4. Vừa bước chân lên bến, kịp quay lại cảm ơn người chèo thuyền tốt bụng cho quá giang, chúng tôi đã nghe giọng hò trầm bổng của bà Ngô Thị Huế vang lên từ ngôi nhà nhỏ nghiêng mình bên bờ sông. Đã ngoài 70 tuổi, bà luôn đau đáu một nỗi niềm làm thế nào để lưu giữ lại điệu hò của cha ông. Bà Huế đưa tay lần giở những trang sổ cũ mèm, chi chít chữ, cuốn sổ ghi lại những bài hò Như Lệ của người chị ruột, nữ dũng sĩ Ngô Thị Gái với vẻ trầm tư. Đôi mắt vời vợi nhìn về phía sông Thạch Hãn như tưởng nhớ về quá khứ đầy gian khổ và tự hào, bà bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc của điệu hò Như Lệ. Cách đây mấy trăm năm, có một điệu hò được sáng tác bởi chủ nhân của những chiếc thuyền nan sống đời sông nước. Quanh năm họ xuôi thuyền dọc theo các dòng sông từ Thuận An (Thừa Thiên - Huế) đến Thạch Hãn (Quảng Trị) đánh bắt cá tôm sinh sống. Để quên đi nhọc nhằn, những tấm chân tình khó cất nên lời, cũng như nỗi buồn của cuộc đời nay đây mai đó, họ sáng tạo ra điệu hò đò dọc. Năm 1946, thực dân Pháp nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam, xã Hải Lệ (Hải Lăng) nói riêng và Quảng Trị nói chung trở thành vùng tạm chiếm. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giặc trên tất cả các mặt trận: chính trị, ngoại giao, quân dân xã Hải Lệ đã sáng tác ra điệu hò mang tên vùng đất quê hương: hò Như Lệ! Đây là điệu hò bắt nguồn từ hò đò dọc kể trên. Người nghệ sĩ của hai điệu hò này có chung một điểm là tự sáng tác lời, tự biến tấu nhạc cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, hò Như Lệ vẫn mang đặc điểm riêng, đó là chất giọng khỏe, dài hơi và mang nhiều sắc thái hơn. Không chỉ man mác buồn như hò đò dọc, hò Như Lệ hát trong lúc tiễn quân ra trận thì mang sắc thái cổ vũ, khích lệ; hát để khuyến khích binh lính về với cách mạng thì đầy tâm trạng của người lầm đường lạc lối. "Ngày ấy, đội hát địch vận gồm 3 người là chị Ngô Thị Gái, Ngô Thị Khuyến và Phạm Thị Kính. Ban ngày lao động, ban đêm họ họp nhau tại một căn hầm bí mật gần bốt chiếm đóng của địch, hướng loa về phía bốt và hát. Binh lính bên trong bốt cứ im lặng lắng nghe không hề chống trả. Những lần như vậy chắc chắn sáng mai ra sẽ có người bỏ trốn, về với cách mạng. Suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, đã có hàng trăm trường hợp như vậy. Trong chống Mỹ, tuy không còn mang tính chiến đấu mạnh mẽ như thời kỳ trước nhưng điệu hò này vẫn có rất nhiều binh lính thích nghe. Vì thế lớp kế tiếp như chúng tôi hoạt động cách mạng cũng thuận lợi hơn", bà Huế tự hào kể. Giữ nguồn điệu hò quê hương Trong khi giới trẻ có xu hướng thích nhạc tây, nhạc tàu, bà Huế vẫn một lòng hướng về điệu hò thôn dã mang đậm nét làng quê. Ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy, bà Huế vẫn còn minh mẫn lắm. Nhà nghèo, bóng đèn điện 25W chỉ đủ hắt ánh sáng xuống bàn học dành cho đứa cháu nội, bà đành tranh thủ giấc ngủ trưa để chép lại từng bài hò vào hai cuốn sổ nhỏ, cuốn sổ bà cất công đi bộ gần chục cây số mua về. Một cuốn bà dùng để chép lại những bài hò của người chị ruột Ngô Thị Gái, đã trao lại cho bà lúc cuối đời với lời nhắn nhủ: "Em cố gắng giữ gìn cẩn thận lưu truyền cho con cháu". Cuốn còn lại bà chép những bài hát mới do bà đã và đang tiếp tục sáng tác. Rời thôn Như Lệ, nhớ đến cái nắm tay ấm áp cùng lời hứa của bà Huế: "Để vài hôm nữa cái tay bớt nhức, mệ (bà) sẽ chép tặng cháu một cuốn đầy đủ các bài hò Như Lệ", tôi chạnh lòng thấy mình có lỗi khi quá thờ ơ với vốn văn hoá cha ông Theo Báo CAND
Ngày văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Ðông Bắc có quy mô lớn được tổ chức định kỳ, luân phiên ở các tỉnh thuộc khu vực: Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Năm nay, ngày hội được tổ chức tại vùng Ðất Tổ (Phú Thọ) từ ngày 14 đến 17-4 (tức ngày 1-3 đến hết ngày 4-3 âm lịch) đúng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010.
Mùa hoa Chămpa năm nay, đoàn nhà văn VN gồm 12 người do Chủ tịch Hội Nhà văn VN - nhà thơ Hữu Thỉnh dẫn đầu sang dự Giải thưởng văn học Mêkông lần thứ 3 tổ chức tại Viêng Chăn - Lào từ ngày 24 đến 29/3/2010. Chuyến đi đã để lại khá nhiều ấn tượng đẹp đẽ và lý thú...
Hội nghệ sĩ Sân khấu (SK) VN vừa tiến hành trao giải thưởng thường niên của Hội cho các vở diễn và kịch bản SK năm 2009. So với các năm trước, năm nay, với một Ban chấp hành mà cơ cấu có nhiều sự đổi mới, việc tổ chức trao giải có phần hoành tráng hơn.
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử như rìu đá, chày nghiền, bàn mài, cuội ghè đẻo có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm, thuộc thời hậu kỳ đá mới; hàng chục hiện vật đồ gốm thuộc thời hậu kỳ đá mới như nồi gốm, bát bồng, hàng trăm mảnh gốm thô.
Ngày 14/4 tới, Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương sẽ chính thức khai mạc trong 10 ngày. Ban tổ chức dự kiến sẽ có tới 5 triệu lượt khách đặt chân tới đất tổ trong mùa lễ năm nay.
Giữ gìn ký ức của cộng đồng chính là xây đắp con đường đến với tương lai. Nhân dịp Tổ chức UNESCO trao bằng chứng nhận 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám (HN) là di sản tư liệu thế giới, bà Katherine Muller-Martin - Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội - đã dành thời gian chia sẻ với báo giới.