Tác giả hai câu thơ "Đất nước ba mươi năm cầm súng/ Mà vầng trăng còn xẻ làm đôi" trong ký sự "Đại thắng mùa xuân" của Đại tướng Văn Tiến Dũng là nhà văn Sơn Tùng.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh trong chiến dịch Tây Nguyên và là Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, đã kể lại cho nhà Báo Hồng Hà, đăng trên báo Nhân Dân, về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Trong ký sự Đại thắng mùa xuân đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 3/4/1976, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết: Cuối tháng 12 năm 1974, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định điều thêm Sư đoàn 316 vào Tây Nguyên. Lúc đó, tại Tây Nguyên ta đã có các Sư đoàn 320, Sư đoàn 10 và Sư đoàn 968 là những sư đoàn có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu ở chiến trường rừng núi và Tây Nguyên.
Được điều thêm vào Tây Nguyên, 316 là Sư đoàn có truyền thống vẻ vang, từng đi nhiều và đi xa, đánh thắng trong kháng chiến chống Pháp. Một thời gian dài trong kháng chiến chống Mỹ và tay sai ngụy quyền, Sư đoàn 316 đi làm nhiệm vụ quốc tế.
Trước ngày Sư đoàn 316 lên đường vào Tây Nguyên, Đại tướng Văn Tiến Dũng và Thiếu tướng Đàm Quang Trung, Tư lệnh Quân khu IV đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn lúc đó đang trú quân ở phía Tây tỉnh Nghệ An. Đại tướng Văn Tiến Dũng nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn sau khi phổ biến tình hình và quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương…
"Có hai câu thơ luôn luôn nung nấu trong lòng mà trước đây tôi không nhớ tên tác giả, đã nói lên mối hận chung gian khổ và chua xót mà người Việt
Câu chuyện kể của Đại tướng Văn Tiến Dũng được bạn đọc trong nước và ngoài nước chăm chú theo dõi, nhiệt liệt hoan nghênh và yêu cầu các nhà xuất bản in thành sách.
Mặc dù gặp khó khăn về thời gian, nhưng do yêu cầu tha thiết của bạn đọc, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết lại và bổ sung thêm tài liệu để hoàn thành cuốn sách mang tựa đề: Đại thắng mùa xuân (Hồng Hà ghi), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 1976.
Tuy nhiên, cho đến khi sách xuất bản, Đại tướng Văn Tiến Dũng vẫn chưa tìm được tác giả hai câu thơ trên là ai, ở đâu.Cuối năm 1976, người Đại tá thư ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng theo lệnh của thủ trưởng đã tìm gặp được tác giả hai câu thơ ấy.
Câu thơ đó là của nhà văn Sơn Tùng, tác giả "Búp sen xanh". Ông cũng chính là tác giả phần lời ca khúc "Gửi em chiếc nón bài thơ" viết từ năm 1955, hai mươi năm sau, năm 1975, nhạc sỹ Lê Việt Hòa khi đi tìm cảm hứng sáng tác mừng đất nước thống nhất đã phổ nhạc để trở thành ca khúc trữ tình tha thiết.
Công tác trong Ban biên tập Báo Tiền Phong, từ năm 1965 đến năm 1967, ông là Tổ trưởng Tổ Phóng viên Báo Tiền Phong thường trực ở tuyến lửa khu Bốn. Ông cùng các đồng nghiệp Tống Minh Hoài, Hoàng Phong, Lưu Quang Huyền, Văn Loát đội bom đi lại giữa Thanh Hoá - Vinh - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Vĩnh Linh để phát hiện ra "Bốn cây súng trường" bắn rơi máy bay của không lực Hoa Kỳ, "Trận địa đê"...
Nhà văn Sơn Tùng trò truyện với phóng viên Báo CAND. |
Năm 1967, ông vừa nhận được giấy báo tử em trai hy sinh ở Khe Sanh, thì cùng lúc cơ quan điều động ông vào miền Nam với nhiệm vụ thành lập tờ báo của tuổi trẻ cách mạng miền Nam chống Mỹ, giải phóng miền Nam.
Vượt Trường Sơn, dưới bom gầm, đạn réo, mưa nguồn, chớp bể, thú dữ… ông vào giáp sông Vàm Cỏ Đông, cùng các nhà báo Quang Tuynh, Phạm Hậu, Tâm Tâm, Mạnh Chuẩn, Khải Hoàn, Lưu Quang Huyền, họa sỹ Ái Nhi… lập tờ báo Thanh Niên thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Giải Phóng, bốn trang khổ lớn - như Báo Nhân Dân ngày nay, trên cơ sở tờ tin nhỏ hai trang đã có.
Tờ Báo Thanh Niên mới này có sức hấp dẫn đối với bạn đọc. Và tháng 10 năm 1970, ông đã cho đăng bài thơ Nguyệt cầm súng. Tờ báo được chuyển ra Bắc, và bài thơ có 2 câu đọng lại trong tiềm thức của Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.
Xin trích mấy khổ thơ "Nguyệt Cầm súng" của nhà văn Sơn Tùng: viết tại Nam Bộ 3/10/1970:
Nguyệt Cầm súng
Anh viết tặng em bài thơ
Giữa chiến trường Nam Bộ
Mảnh đất 30 năm đứng đầu sóng gió
Đang nuôi ta năm tháng làm người
Ta quyết tử giữ đất này sống mãi
Đất tuyến đầu Tổ quốc em ơi!...
… Đất nước 30 năm cầm súng
Mà "vầng trăng còn xẻ làm đôi"
Mọi suy nghĩ hai miền
Một đường đi giải phóng quê hương
Đất nước sẽ một trăng rằm trọn vẹn
Quê hương chung một ngọn cờ hồng
Những ước mơ từ Nam Kỳ khởi nghĩa
Từ những ngày vạc nhọn tầm vông
Từ trong đêm đồng khởi
Sẽ nở hoa thắm đất thành đồng
Ôi! Xưa chị Minh Khai ngã xuống
Cho sáng đường những Minh - Nguyệt hôm nay
Ta chiến đấu giữ đất này mãi mãi
Để vầng trăng không còn xẻ làm đôi
Theo CAND
Vào đầu mùa thi, bên cạnh sự tất bật chuẩn bị tài liệu ôn luyện, nhiều sĩ tử không quên chuẩn bị cho mình các loại thuốc thuốc bổ não nhằm mục đích tăng cường trí nhớ. Không ít bậc phụ huynh cũng muốn “chia lửa” với con em mình bằng cách lung cho bằng được những loại thuốc được cho là có tác dụng bổ não với hi vọng con em mình sẽ thông minh hơn sau khi uống. Họ đâu biết rằng việc làm của họ nếu không được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn thì có thể sẽ là con dao hai lưỡi làm hại chính con em họ.
Hưởng ứng đợt thi đua “Cả nước hướng tới Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngoài thủ đô Hà Nội, hầu hết các địa phương đã nhiệt tình triển khai tại địa phương mình.
Bộ phim Những thiên thần áo trắng (kịch bản và đạo diễn Lê Hoàng, Hãng phim Việt) đang phát sóng trên VTV3 gây nên những dư luận trái chiều.
Có thể thấy rằng dòng phim lịch sử đã để lại những dấu ấn nhưng nó đang như một dòng chảy, chảy chậm và cần được khai thông
(HBĐT) - Là một trong 4 vùng Mường nổi tiếng của Hòa Bình, từ lâu, Tân Lạc đã được biết đến như một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây vẫn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống trong ứng xử, trong trang phục hay trong chính văn hóa ẩm thực mà cha ông để lại.
Theo dự kiến, bộ phim truyện nhựa “Nhìn ra biển cả” với nội dung xoay quanh những năm tháng tuổi trẻ đáng ghi nhớ nhất của Bác Hồ sẽ được trình chiếu từ ngày 29.4.