Khách quốc tế thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP Hồ Chí Minh
(HBĐT) - Sau 30 năm chiến tranh (1945 - 1975), dân tộc Việt Nam (VN) đã phải chịu hậu quả rất nặng nề. Có 3 triệu người chết và trong đó có 2 triệu người là dân thường, 2 triệu người bị thương và khoảng 300 nghìn người bị mất tích. Những con số đó chưa nói lên được hết những đau thương mất mát mà nhân dân VN phải chịu đựng...
“Tuy nhiên phải đến 20 năm sau, trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ, những bài học và thảm kịch chiến tranh VN” do cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara xuất bản năm 1995 mới thú nhận rằng: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp, chúng tôi mắc nợ tương lai cho việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy” và chính những sai lầm đó đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề và sai lầm cho đất nước và nhân dân VN”, cái chất giọng miền Bắc ấm áp, thân thuộc của Nguyễn Thị Anh, hướng dẫn viên ở Bảo tàng chứng tích chiến tranh (BTCTCT) đã làm chúng tôi cứ nghẹn đi trước những hình ảnh đau thương mất mát mà nhân dân VN phải gánh chịu trong 30 năm chiến tranh. “VN đã trở thành một nơi thử nghiệm cho các phát minh của các kỹ sư quân sự Mỹ. Mục đích là thử nghiệm những phát minh trên những mục tiêu sống”, những dòng viết trên báo Le Figaro (Pháp) ngày 25/4/1965 đã nói lên sự khủng khiếp đến tột cùng của chiến tranh, của tội ác mà Mỹ và quân đội các nước đồng minh gây ra cho nhân dân VN. Là người lính trong thời kỳ lửa đạn nhưng khi đứng trước những hình ảnh, chứng tích chiến tranh, đồng chí Đồng Thế Hưng đã phải thốt lên: Mình đã được chứng kiến, được thấy sự khốc liệt và những đau thương, mất mát trong chiến tranh. Nhưng không thể ngờ rằng cuộc chiến tranh còn khủng khiếp hơn những gì mà mình biết rất rất nhiều lần.
Còn chúng tôi, lần đầu vào thăm BTCTCT, nhìn những hình ảnh và hiện vật lịch sử, tự dưng tôi có cảm giác mình đã quá may mắn vì đã được sống trong hoà bình. May mắn vì không phải chạy loạn, không phải nhìn thấy xác người thân phơi ở ngoài đồng trống. Không phải nghẹn ngào nhìn ngọn lửa ngùn ngụt thiêu rụi nhà cửa, xóm làng mình. Khó có thể tìm thấy được ngôn từ, hình ảnh nào để diễn tả được hết những đau thương, mất mát và sự tàn bạo, khủng khiếp của chiến tranh của 35 năm trước trong lịch sử dân tộc. BTCTCT cũng chỉ là nơi lưu giữ một phần rất nhỏ lát cắt lịch sử, của đau thương đó. Dù vậy, có đến đây, có tận mắt thấy được cảm nhận và được sờ vào những hiện vật là những chiếc xe tăng, máy bay ném bom, súng đạn, vũ khí... từng gieo tang thương cho nhân dân ta thì lại càng thấy mình may mắn hơn. “Có đến đây được tận mắt thấy những tư liệu như những thước phim chân thực ghi lại chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh thì mới có thể cảm nhận được thế nào là đau đớn, xót xa đến cùng cực trước nỗi đau của cả dân tộc”, hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với những tư liệu, chứng tích đau thương của lịch sử dân tộc, Nguyễn Thị Anh dường như vẫn không thể nén được cảm xúc thương cảm và xót xa của mình đối với những nạn nhân vô tội trong chiến tranh. Có lẽ khi đứng trước những chứng tích đau thương của dân tộc ai cũng như chúng tôi: Nghẹn ngào, xót xa và đau cái nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ nhục dưới bàn tay tàn bạo của những kẻ xâm lược. Thật sự, khi xem những tấm ảnh, đứng gần chiếc máy chém mà Ngô Đình Diệm cho lê khắp miền
Khi thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược VN, quân đội Mỹ không chỉ dùng vũ khí bom đạn gây sát thương mà họ còn sử dung chất độc hoá học, chất khai quang trong đó có chất độc da cam/dioxin để phun rải. Theo số liệu của Bộ quốc phòng Mỹ thì trong vòng 10 năm (1961 - 1971) thì Mỹ đã rải tổng cộng 72 triệu lít chất độc hoá học các loại, trong đó có 44 triệu lít chất da cam. Chứa 170kg dioxin đây là tạp chất rất độc và bền vững. Chất dioxin theo các nhà khoa học thì đây là chất độc nhất loài người đã tìm thấy từ trước đến giờ. Chỉ cần 85mg, tức là chỉ tương đương với một thìa súp nếu đem hoà vào hệ thống cung cấp nước thì hoàn toàn có thể giết chết dân số của cả một thành phố 8 triệu dân. Vậy mà Mỹ đã rải xuống VN 170kg dioxin. Và cho đến bây giờ, sau 35 năm kết thúc chiến tranh vẫn còn hàng trăm nghìn người dân VN đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/dioxin...
Nếu cuộc sống là một sợi dây thừng với những nút bện chặt vào nhau thì tiếp sau nút xấu bao giờ cũng là một nút tốt đẹp. Chiến tranh đã qua 35 năm, những hận thù đã được xoá bỏ, những vết thương chiến tranh đang dần được hàn gắn, người dân Việt Nam cũng đang vươn lên với một sức sống mạnh mẽ. Và “BTCTCT giống như là một cái bếp lửa, giữ lại ngọn lửa để sưởi ấm trong tim những ai đã thấy mình lạnh lẽo, đã quên đi sự gian khổ của cha ông, quên đi ngọn lửa cách mạng. Đến đây để thấy được những đau thương mất mát mà nhân dân mình gánh chịu, rồi mới thấy cuộc kháng chiến của mình là vĩ đại, là chính nghĩa rồi từ đó mới thấy trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh”, trong một lần tới thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh.
Giám đốc BTCTCT, Huỳnh Ngọc Vân cho biết: Trong nhiều năm nay, có vẻ như bảo tàng đã làm được điều đó. Đã có rất nhiều nguyên thủ quốc gia khi tới thăm Bảo tàng đã có sự đồng cảm với nhân dân VN. Sau chuyến viếng thăm, họ thường có những hành động cụ thể để giúp cho VN khắc phục hậu quả chiến tranh. Có rất nhiều người đã trở thành bạn đồng hành của bảo tàng và trở thành những người bạn của nhân dân VN.
“Mỗi hiện vật, hình ảnh được trưng bầy ở đây đều có một câu chuyện, một số phận rất cảm động. Mỗi người đều có gắn bó với cuộc chiến tranh ở một góc độ nào đó. Khi họ tìm về đây thì họ cũng đã tìm được một phần nào đó cho câu trả lời, những băn khoăn của họ. Có nhiều CCB Mỹ khi đến đây đã khóc hối hận về những hành động mà họ đã gây ra trong cuộc chiến tranh VN. Họ nói rằng khi đó chúng tôi còn quá trẻ, chúng tôi không nghĩ được rằng mình đang gây ra những tội ác. Bây giờ mỗi lần sang thăm VN, họ đến với bảo tàng như là một nơi để xưng tội, bày tỏ sự ăn năn, sám hối của mình. Họ cũng khóc rất chân thành họ sẵn sàng chuyển thông điệp, lời xin lỗi của họ đến với nhân dân VN. Họ cũng thực sự tích cực góp phần vào việc giúp đỡ nhân dân VN như xây dựng trường học, bệnh viện ở những nơi mà mình đã từng tham chiến”, chị Vân cho biết thêm.
Có thể nói, BTCTCT đã hoàn thành cái sứ mệnh vừa là bảo tàng, vừa là cái cầu nối giữa quá khứ với hiện tại. Cầu nối giữa những người vốn là kẻ thù nay trở thành những người bạn của nhau. Và đây cũng là nơi giữ cho ngọn lửa cách mạng trong tim luôn bừng sáng.
Mạnh Hùng
Nhạc sĩ Văn Ký - tác giả của Bài ca hy vọng - vẫn miệt mài sáng tác, dù đã ở tuổi 82. Ông vẫn hóm hỉnh, vui tươi và đặc biệt là rất mẫn tiệp
Tối 1-5, tại Nhà hát Hòa Bình đã khai mạc đêm diễn đầu tiên của chương trình Gala Đêm huyền thoại do Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ra số báo đầu tiên (5-5-1975) và chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Chương trình được xem là cuộc tập hợp lớn của các nghệ sĩ trong và ngoài nước với hơn 300 nghệ sĩ tham gia.
Đến hẹn lại lên, từ năm 2007 đến nay, đúng vào dịp kỷ niệm ngày hội thống nhất non sông, Quảng Ninh lại long trọng tổ chức lễ hội Carnaval để quảng bá, giới thiệu hình ảnh về Hạ Long, vùng đất rồng thiêng giáng trần với du khách và bạn bè quốc tế.
Những năm 80 thế kỷ trước, NSƯT Quang Huy được mệnh danh là Hoàng tử nhạc nhẹ. Các chương trình ca nhạc ở đâu có ông là “cháy vé” ở đó. Cùng với các nghệ sĩ Ái Vân, Quang Thọ, Dương Minh Đức... trước một chút là Doãn Tần, Trung Kiên, Trần Hiếu - ông thuộc thế hệ vàng ca sĩ Việt Nam.
Một trong những điểm nổi bật trong sự trở lại của chương trình này chính là việc trẻ hóa những nhân vật được chọn để tôn vinh
Lễ hội du lịch Hạ Long chính thức khai mạc từ 20h ngày 30/4 tại khu du lịch Bãi Cháy. Vùng vịnh biển nổi tiếng thế giới này đã bắt đầu "dậy sóng" những mùa vui.