Lễ hội du lịch Hạ Long chính thức khai mạc từ 20h ngày 30/4 tại khu du lịch Bãi Cháy. Vùng vịnh biển nổi tiếng thế giới này đã bắt đầu "dậy sóng" những mùa vui.
Mới trong tổ chức Khác với mọi năm, Liên hoan du lịch Hạ Long 2010 sẽ không lập lại tiền lệ phát "giấy mời" đến các quan khách, đại biểu xa gần. Chỉ một thông báo chung trên các phương tiện thông tin đại chúng về ngày giờ, địa điểm tổ chức lễ hội. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ ai quan tâm, yêu mến vịnh Hạ Long đều là khách mời tôn quý của Quảng Ninh. Theo ông Hà Quang Long, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ninh, sự đổi mới trong khâu "lễ tân" này còn nhấn mạnh ý nghĩa: Đây là lễ hội của nhân dân, thể hiện tấm lòng trọng thị, mến khách của người dân đất mỏ. Bất cứ ai đến đều là vị khách quý của Liên hoan du lịch Hạ Long. Sự thay đổi cách thức mời mọc này chắc chắn sẽ thu hút du khách và nhân dân trong tỉnh tăng đột biến so với mọi năm. Do đó, công tác chuẩn bị đã phải trù liệu mọi phương án theo những kế hoạch rất chi tiết, rất bài bản nhằm đáp ứng tốt nhất các tiêu chí: sinh động, vui tươi, lành mạnh, bổ ích, ấn tượng nhưng tuyệt đối bảo đảm ANTT, ATGT ở mức cao nhất tại những địa điểm diễn ra các hoạt động lễ hội như Bãi Cháy (lễ khai mạc), Tuần Châu, TP Hạ Long... Một khán đài 6.000 chỗ ngồi, đủ chỗ cho những ai muốn tham dự trọn vẹn các diễn biến trong đêm khai mạc. Tất cả các con đường dẫn đến 2 khu du lịch chính là Tuần Châu và Bãi Cháy và trung tâm TP Hạ Long đều được đầu tư nâng cấp cải tạo, dọn dẹp phong quang, cờ hoa trang hoàng với chi phí gần 50 tỷ đồng. Dù chỉ là một lễ hội du lịch cấp tỉnh nhưng Quảng Ninh đã đầu tư một trung tâm truyền thông với hạ tầng thông tin quy mô hiện đại và tiện nghi không thua kém gì các sự kiện chính trị quan trọng tại khách sạn Hạ Long Plaza (gần ngay với địa điểm diễn ra các lễ hội Carnaval, sự kiện lớn nhất), đủ khả năng đáp ứng cho báo giới trong nước, quốc tế tác nghiệp. Hàng vạn buồng phòng của tất cả các khách sạn, nhà nghỉ khu vực TP Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí đều đã được quán triệt chuẩn bị chu đáo, văn minh, lịch thiệp tiếp nhận khách lưu trú dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất đối với Quảng Ninh trong tổ chức lễ hội là công tác bảo đảm trật tự ATGT, do địa hình phức tạp, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ nhưng lượng khách lại quá lớn. Để thoát được sự nan giải này, Công an tỉnh, Phòng CSGT, Sở GTVT đã khảo sát rất kỹ lưỡng, tổng kết kinh nghiệm và đề xuất áp dụng những phương án, kế hoạch rất mới mẻ, quyết liệt. Tất cả các điểm đỗ, trông giữ đều đặt dưới sự kiểm soát của Ban tổ chức, của chính quyền sở tại, bảo đảm không để xảy ra tình trạng lợi dụng sự đông đúc để..."chặt chém". Riêng khu vực Bãi Cháy, nơi tổ chức lễ khai mạc chính thức vào tối 30/4 đã được tăng cường các biện pháp an ninh nghiêm ngặt trên nhiều phòng tuyến, quyết không để xảy ra những sự cố bất ngờ, bảo đảm an toàn mức cao nhất cho quan khách nói riêng và lễ hội nói chung.
Diễu hành tại lễ hội.
Nội dung sinh động
Ngay từ ngày 29/4, những hoạt động mang tính khởi động cho Liên hoan đã tiến hành như lễ hội Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, triển lãm "Từ Thăng Long đến Hạ Long", Di sản văn hóa qua 1000 năm lịch sử, ảnh tư liệu về Quảng Ninh xưa - vịnh Hạ Long xưa; triển lãm tranh, ảnh về vịnh Hạ Long; đua thuyền chải, khai mạc liên hoan ẩm thực và chương trình biểu diễn nghệ thuật v.v... Tiếp đó, hàng loạt sự kiện khác đậm chất văn hóa, thể thao nối tiếp diễn ra, bảo đảm sức lôi cuốn liên tục đối với du khách trong suốt thời gian 4 ngày lễ hội. Điểm nhấn là Lễ hội đường phố Carnaval và vũ hội hóa trang với hàng vạn "diễn viên" quần chúng (có cả du khách) diễn ra ngay sau lễ khai mạc chính thức (20h ngày 30/4) tại khu vực Bãi Cháy.
Tất cả các kịch bản nội dung từng tiết mục đều có sự gắn kết, cấu trúc chặt chẽ và liên quan nhau nhằm thể hiện rõ nét chủ đề chung cho lễ hội: huyền thoại của vịnh Hạ Long, tầm vóc của một di sản văn hóa thế giới, xứng đáng ở top đầu trong cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, hứa hẹn đem đến những thú vị bất ngờ, những cảm xúc thăng hoa, kỳ nghỉ ngắn vô cùng thú vị
Hội thi người đẹp Hạ Long 2010 vào lúc 8h sáng 30/4 tuy chỉ giới hạn tầm cỡ địa phương nhưng cũng là một trong những tâm điểm chú ý của lễ hội bởi sự quy tụ của hàng trăm giai nhân mọi miền đất nước, bởi chỉ sau đây không lâu, cuộc thi sắc đẹp quy mô toàn cầu cũng sẽ được tổ chức ngay tại TP du lịch Hạ Long. Hội nghị Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới tại KS Sài Gòn - Hạ Long, Hội chợ thương mại -du lịch quốc tế tại Cung văn hóa thiếu nhi cũng được coi là một trong những nội dung quan trọng của lễ hội trong các ngày 30/4 và 1/5. Xen kẽ các hoạt động chính là dày đặc lịch biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể thao cùng rất nhiều dịch vụ vui chơi giải trí mới lạ kéo dài cho đến khi bế mạc lễ hội (tối 2/5).
Dấu hiệu của sự thắng lợi lễ hội du lịch Hạ Long 2010 ngay từ bây giờ đã có thể hình dung được. Số lượng du khách đến với Hạ Long đã tăng đột biến từ ngày 29/4. Xe cộ phương tiện đặc kín đường, người chật như nêm. Tấp nập, sôi động, lôi cuốn nhưng vẫn diễn ra trong trật tự kiểm soát được.
Theo Ban tổ chức ước tính, chỉ trong 4 ngày diễn ra lễ hội thu hút ít nhất là 50 vạn lượt khách, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%. Con số này chưa phải là mục tiêu của Ban tổ chức, vì du lịch Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung sẽ là hoạt động thường xuyên, khai thác di sản, tự nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường và chủ trương phát triển bền vững chứ không chỉ rộ lên chỉ trong mấy ngày diễn ra lễ hội
Theo CAND
Kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tối 28-4, tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt: Tổ khúc sử thi nghệ thuật “Mừng đất nước thống nhất, mừng Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi”.
Lễ hội hoa chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ được tổ chức tại khu vực Hậu lâu trong Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Hoàng thành Hà Nội.
Ngày 28-4, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã bắt đầu. Lễ rước linh vị các hùng binh Hoàng Sa từ Âm Linh tự về nhập điện đình làng An Vĩnh vừa mới được phục dựng đã được 13 tộc họ có những binh phu xưa đi Hoàng Sa tiến hành với sự thành kính.
Sự xuất hiện của các chuyên gia nước ngoài ngày càng nhiều trong các khâu làm phim đã góp phần tạo nên nét mới lạ, giúp nâng cao chất lượng phim Việt
Tác giả hai câu thơ "Đất nước ba mươi năm cầm súng/ Mà vầng trăng còn xẻ làm đôi" trong ký sự "Đại thắng mùa xuân" của Đại tướng Văn Tiến Dũng là nhà văn Sơn Tùng.
Ngày 27/3, Nhà Xuất bản CAND đã tổ chức họp báo giới thiệu cuốn sách “Những ngày ở chiến trường” tập II. Đây là món quà của Nhà Xuất bản CAND nhân dịp cả nước đón chào kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.