Ước mơ làm kép đẹp của sân khấu chèo bất thành, Xuân Hinh chuyển sang hề chèo và nổi tiếng hơn 40 năm qua

 

Phóng viên: Nhìn lại quãng đường hơn 40 năm gắn bó với nghề, anh thấy có điều gì hối tiếc?

- NSƯT Xuân Hinh: 15 tuổi bước chân vào con đường nghệ thuật với niềm đam mê hát quan họ. Nhưng rồi sức hút kỳ diệu của nghệ thuật chèo đã lôi cuốn tôi rời khỏi Đoàn Quan họ Bắc Ninh đi thẳng vào chiếu chèo.

Tôi ước mơ làm kép đẹp trên sân khấu chèo nhưng NSND Diệu Hương cứ giao diễn những vai hề. Không có duyên làm kép chính nên phấn đấu làm hề chèo và thành công.


Những chân dung khác nhau của danh hài Xuân Hinh Ảnh: C.T.V


- Anh vẫn nói với mọi người con đường mình đi rất nhọc nhằn nên trong tiếng cười của Xuân Hinh có cả nước mắt?

- Đúng. Vì con đường nào mà chẳng chông gai. Nghề nào cũng có những cái khổ mà người trong cuộc mới biết rõ nó khổ như thế nào. Tôi vẫn thường bị phê bình là đưa hài kịch đời thường vào chiếu chèo nhiều quá, hiện đại hóa ngôn ngữ chèo... khiến khán giả khó tính không chấp nhận. Nhưng đó là cách để định khung lại trên chiếu chèo, khi nghệ thuật chèo cổ đòi hỏi phải duy trì và bảo tồn vì là vốn quý nhưng nghệ thuật chèo muốn sống được phải hướng đến công chúng thời nay.

Tôi cho rằng ở vai trò hề chèo, sự tĩnh, động cần điều tiết chính là chọn lọc thông tin, cập nhật những vấn đề thời sự biến nó thành chất liệu để đưa vào nghệ thuật. Có như thế mới được khán giả chấp nhận vì nó gần cuộc sống, chuyển tải hơi thở cuộc sống.


- Hình như anh rất ngẫu hứng và cường điệu hóa trong cách diễn của hề chèo?

- Đó là may mắn mà cũng là thử thách. Tôi vào nghề với những điều được học nhưng nghệ thuật chèo đang ở giai đoạn thoái trào. Có lắm phen tôi nản chí. Ở phía Bắc, chèo còn sống được nhưng cũng như cải lương, hễ chương trình đại nhạc hội có doanh thu thì chèo bị xem là “hương hoa cúng cụ” nên nhiều lúc thấy tủi lắm. Nhất là cái cảnh vừa diễn vừa bị nhà tổ chức thúc hối nhường sân khấu để đẩy các ngôi sao hài ra.

Tôi làm nghề với tâm trạng bức bối. Câu hỏi đặt ra cho tôi là làm sao để có thể khẳng định nghệ thuật chèo vẫn có vị trí của nó. Tôi đã nghiên cứu, sáng tạo, vận dụng rất nhiều bài học từ các thầy, từ cuộc sống để làm cho hề chèo có sức cuốn hút khán giả hơn. Các cụ rất sĩ diện nên nơi nào có ý “xem thường” nghề là các cụ không tới. Thà đói chứ không nài nỉ. Còn tôi, tôi đấu tranh để được diễn.


- Nghe nói giá cát sê của anh cao nhất hiện nay ở sân khấu phía Bắc?

- Làm gì có chuyện cát sê cao. Nếu đong đếm giá trị nghề bằng đồng tiền thì khó mà tạo được uy tín và làm nghệ thuật đúng nghĩa. Rất nhiều đại gia đề nghị tôi diễn hề theo cách của họ, nghĩa là dung tục hóa lên, càng quậy càng ăn tiền, tôi đã từ chối.


- Gần đây, anh tham gia nhiều vở hài kịch, cùng các danh hài phía Nam như: Hoài Linh, Hồng Vân, Bảo Quốc, Minh Nhí, Thúy Nga... diễn khá nhiều vở và thực hiện DVD. Anh định bỏ chiếu chèo sang hài kịch?

- Ồ không, con cá ngoan ngoãn của chèo như tôi chưa bao giờ dám bơi qua vùng nước khác. Chèo là gốc đã nuôi tôi lớn từ năm 15 tuổi cho đến bây giờ.

Tôi vui vì hiện nay Đoàn Chèo Hà Nội đã thành lập được một CLB nghệ thuật truyền thống dành cho các bạn trẻ quyết theo nghiệp chèo. Chúng tôi diễn vào các tối thứ ba, năm, bảy và chủ nhật ở số 15 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.

Tôi đã làm thầy, nối nghiệp cô Diệu Hương, thầy Mạnh Tuấn để “gõ đầu” những diễn viên trẻ mà tôi cho là cực kỳ triển vọng: Ngọc Phú, Thu Huyền, Văn Sáng...Mỗi tuần, tôi lên lớp 3 buổi, dạy họ vào những vai chèo cổ. Tôi hạnh phúc về điều này.

Càng nổi tiếng càng phải biết sợ


NSƯT Xuân Hinh chia sẻ: “Thời trẻ, tôi rất khổ, đi học chỉ mỗi củ khoai luộc; đạp xe xa tít đến điểm diễn để chờ được hát một bài quan họ mà vẫn vui. Nhờ những ngày tháng ấy, tôi mới thấy trân trọng và biết ơn những gì đạt được hôm nay. Ngay cả những lời phê bình của báo giới khi tôi diễn hề quá trớn cũng đã làm tôi nhiều đêm không ngủ được. Nhưng tôi đã biết vượt qua, đúc kết kinh nghiệm, hoàn thiện mình trong từng cách nghĩ, cách diễn để tiếp tục đi tới. Tôi khẳng định rằng con người ta càng nổi tiếng càng phải biết sợ”.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác

Ông Đặng Thoại Tuyền giới thiệu về thư tịch cổ về Hoàng Sa và Trường Sa đang lưu giữ
Khách quốc tế thăm bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP Hồ Chí Minh

Buổi diễn thứ 2 “Đêm huyền thoại”: Thu hút nhiều khán giả trẻ

Tối 2-5, đêm biểu diễn thứ 2 của gala Đêm huyền thoại do Báo SGGP tổ chức đã diễn ra tràn đầy cảm xúc.

Hiện tượng kỳ lạ ở Hưng Yên “chuối” mọc gốc đa

Cho đến ngày hôm nay (2/5), xung quanh gốc đa cổ thụ này có khoảng “8 nải chuối” như thế. Nếu nhìn gần, có thể thấy một lớp lông tơ màu trắng phủ xung quanh từng “quả chuối”. Những nải chuối to đã bắt đầu héo và không còn giữ được màu sáng như trước.

Miệt mài viết nhạc ở tuổi 82

Nhạc sĩ Văn Ký - tác giả của Bài ca hy vọng - vẫn miệt mài sáng tác, dù đã ở tuổi 82. Ông vẫn hóm hỉnh, vui tươi và đặc biệt là rất mẫn tiệp

Rực rỡ “Đêm huyền thoại”

Tối 1-5, tại Nhà hát Hòa Bình đã khai mạc đêm diễn đầu tiên của chương trình Gala Đêm huyền thoại do Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ra số báo đầu tiên (5-5-1975) và chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Chương trình được xem là cuộc tập hợp lớn của các nghệ sĩ trong và ngoài nước với hơn 300 nghệ sĩ tham gia.

Carnaval Hạ Long 2010 - màn trình diễn của sắc đẹp

Đến hẹn lại lên, từ năm 2007 đến nay, đúng vào dịp kỷ niệm ngày hội thống nhất non sông, Quảng Ninh lại long trọng tổ chức lễ hội Carnaval để quảng bá, giới thiệu hình ảnh về Hạ Long, vùng đất rồng thiêng giáng trần với du khách và bạn bè quốc tế.

Hoàng tử nhạc nhẹ trở lại với “Tình tôi còn đó”

Những năm 80 thế kỷ trước, NSƯT Quang Huy được mệnh danh là Hoàng tử nhạc nhẹ. Các chương trình ca nhạc ở đâu có ông là “cháy vé” ở đó. Cùng với các nghệ sĩ Ái Vân, Quang Thọ, Dương Minh Đức... trước một chút là Doãn Tần, Trung Kiên, Trần Hiếu - ông thuộc thế hệ vàng ca sĩ Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục