Không phải là những nhà điện ảnh gạo cội, không là những người được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh, bạn vẫn có cơ hội "chạm ngõ" nghề điện ảnh với những kết quả bất ngờ khi tham gia Dự án Chúng ta làm phim để trải nghiệm bốn vòng tròn hấp dẫn của cuộc chơi.

Một làn sóng yêu điện ảnh lan tỏa

Dự án “Chúng ta làm phim” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) - Hội Điện ảnh Việt Nam (VN) thực hiện từ đầu năm 2009 nhằm đưa kiến thức điện ảnh vào nhà trường, nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật của các bạn trẻ và cũng qua đây sớm phát hiện, bồi dưỡng những tài năng điện ảnh. Sau hơn một năm, dự án đã tổ chức được 10 lớp học hướng dẫn làm phim và bước đầu gây dựng được một cộng đồng những bạn trẻ yêu thích điện ảnh. Chúng ta làm phim đang dần tạo được một làn sóng lan toả từ những học viên theo học, tiếp tục tham gia các hoạt động điện ảnh và nhân số lượng này lên với bạn bè, cha mẹ, người thân. Theo đó, cộng đồng yêu điện ảnh sẽ ngày càng rộng lớn hơn.

Hiện nay đã có hơn 200 học viên theo học chương trình đào tạo của dự án gồm các học sinh, sinh viên ở lứa tuổi từ 12 - 22 đến từ nhiều trường khác nhau ở Hà Nội, đặc biệt dự án này có 2 bạn học viên chỉ mới 10 tuổi.

Với hầu hết các học viên, đến với dự án này là đến với một sân chơi đầy mới lạ. Mỗi bài giảng là một bài thực hành với máy quay, máy dựng. Tham gia khóa học, mỗi học viên phải tự làm một bộ phim tài liệu ngắn và cùng tham gia thực hành làm bài tập theo nhóm để hoàn thành một bộ phim truyện. Bộ giáo trình đào tạo khóa học này gồm: 8 bài giảng hướng dẫn làm phim tài liệu, 8 bài giảng hướng dẫn làm phim truyện, 16 phim trích dẫn trong 16 tuần.

Tính đến nay, Dự án “Chúng ta làm phim” đã có hơn 60 bộ phim tài liệu và 10 bộ phim truyện ngắn từ 3 - 18 phút được hoàn thành. Mỗi bộ phim là một tác phẩm nhỏ của các bạn trẻ, ở đó có cái nhìn tươi mới, chân thật nhưng cũng rất đỗi say sưa về những đề tài gần gũi trong thế giới mà các em cảm nhận.

Hướng đến bốn vòng tròn

Mục đích của dự án được xem như là 4 vòng tròn. Vòng tròn lớn nhất là những khán giả quan tâm đến điện ảnh. Các bạn làm phim sẽ khiến ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè của các bạn quan tâm hơn đến điện ảnh. Vòng tròn thứ 2 nằm trong vòng tròn thứ nhất là những khán giả am hiểu điện ảnh. Sau này dù không theo sự nghiệp làm phim chuyên nghiệp các bạn cũng sẽ là những khán giả am hiểu điện ảnh. Vòng tròn thứ 3 là những người làm điện ảnh chuyên nghiệp. Sẽ có nhiều bạn đi theo con đường làm phim chuyên nghiệp và những bộ phim ngắn của dự án này là điểm xuất phát tốt cho các bạn bắt đầu sự nghiệp của mình. Và cuối cùng, vòng tròn bé nhất, là thông qua dự án này, có thể tìm thấy những tài năng của nghệ thuật điện ảnh Việt Nam trong tương lai...

Bên cạnh lớp học hướng dẫn làm phim, dự án này đã tạo dựng những hoạt động bổ trợ khác dành cho những học viên theo học cũng như những học sinh, sinh viên của các trường học tại Hà Nội. Chương trình Điện ảnh học đường và chương trình chiếu phim hàng tuần, hàng tháng đã mang lại cơ hội để các em được xem những bộ phim có giá trị của lịch sử điện ảnh VN và thế giới, giúp hình thành một lớp khán giả trẻ yêu thích và cảm thụ điện ảnh ngày một cao hơn.

Dự án đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều cộng tác viên, tình nguyện viên, giảng viên, các tổ chức văn hoá như Hội đồng Anh, Viện Goethe, Trung tâm văn hóa L'Espace, Công ty Cổ phần FPT, Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân, Công ty truyền thông MegaStar, Kênh14, Cyworld Việt Nam và Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương... Điều này chính là một động lực lớn giúp Trung tâm TPD mở rộng Dự án Chúng ta làm phim ở Hà Nội và ở cả khu vực phía Nam.

Làm phim là một thử thách lớn và chính các bạn trẻ rèn luyện được nhiều trong những thử thách ấy. Các bạn biết học cách đối thoại, cách thuyết phục, cách lắng nghe người khác nói và nói lên chính kiến của bản thân mình. Thông qua việc làm một bộ phim, các bạn còn học được cách vượt qua những khó khăn, cách dũng cảm khi gặp thất bại. Chúng ta làm phim - đó chính là cách chúng ta chơi, chúng ta học và cách chúng ta hưởng thụ nghệ thuật!

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thanh niên các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Nhà văn Hoàng Công Khanh: Mang cái 'rủi may' về trời

Sinh ra trong một gia đình trí thức, Đoàn Xuân Kiều (tên thật của Hoàng Công Khanh) tốt nghiệp tú tài triết học Pháp toàn phần, nhưng có niềm say mê đặc biệt với ngôn ngữ Hán Nôm nên đã tự mày mò học bộ môn này. Ông đọc nhiều sách và tự nhận mình bị “nhiễm” văn hóa của Pháp và Trung Quốc một cách sâu sắc. Ngày đi học ông cũng tập tành viết lách, đơn giản chỉ vì niềm vui thích chứ không ngờ đó lại là cái nghiệp gắn với mình suốt đời.

"Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia" đến Pháp

Hơn nửa thế kỷ sau chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên độc giả Pháp được biết đến những câu chuyện sinh động, cụ thể và cảm động được kể lại bởi chính những "nhân chứng của đối phương" - những người đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Hoàng Cầm đi về phía rạng đông

Ông là một trong số ít thi sĩ lớn sống hết với thơ, trang trọng đặt thơ cao hơn chính bản thân mình, bất chấp hoàn cảnh

Xem phim Nhìn ra biển cả - Sức ép tâm lý khi làm phim về Bác?

Bác Hồ, vị cha già, lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, hình ảnh của Người luôn sống trong tiềm thức của mỗi người dân với tất cả lòng tôn kính. Điều này cũng trở thành một thách thức đối với những nhà làm phim nói riêng và các sáng tác về Bác ở mọi loại hình nghệ thuật khác nói chung.

Liên hoan phim quốc tế FICTS - Việt Nam lần thứ 5

Gần 80 bộ phim về đề tài thể thao và du lịch của các hãng trong nước và quốc tế sẽ tranh tài tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 27 - 30/5.

Nghề tốn người đẹp mà chất lượng không cao

Không ai phản đối chuyện một người trẻ muốn trở thành người “đa năng”, nhưng nếu năng động mà không có mục tiêu cụ thể nào được định hình theo kiểu “nhạc nào cũng nhảy” thì e khó có thể đạt đến tầm chuyên nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục