Một màn biểu diễn trong lễ hội làng Sen 2005.

Một màn biểu diễn trong lễ hội làng Sen 2005.

Hội diễn nghệ thuật quần chúng với tên gọi Liên hoan tiếng hát làng Sen (LHTHLS) lần đầu tiến hành ngày 19.5.1982. Khoảng chục năm nay, LHTHLS đã phát triển thành lễ hội làng Sen.

 

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2010), lễ hội làng Sen toàn quốc năm 2010 tại Nghệ An, diễn ra từ ngày 15-19.5 tại xã Kim Liên (huyện Nam Đàn), TP.Vinh, thị xã Cửa Lò...

Ông Nguyễn Hữu Thuông - SN 1928, trú xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) - người đưa ý tưởng và trực tiếp thiết kế, thực hiện LHTHLS lần đầu - nhớ lại: “Năm 1981, thể theo nguyện vọng lòng dân, ngành VHTT tỉnh Nghệ Tĩnh phối hợp với Nhà Văn hoá Trung ương tổ chức LHTHLS lần thứ nhất, có 4 đoàn tham gia, với một chương trình hầu hết là ca khúc chính trị”.

Tại LHTHLS lần thứ hai năm 1985, khi nhạc sĩ Phạm Tuyên - người duy nhất được vinh dự làm Chủ tịch Hội đồng giám khảo LHTHLS toàn quốc suốt 20 năm tiếp đó - được mời phát biểu, bỗng toàn bộ khán giả trong rạp 12.9 (TP.Vinh), đứng dậy vỗ tay hát vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Quá bất ngờ, nhạc sĩ xúc động đứng lặng trong mấy phút. Liên hoan lần thứ nhất và lần thứ hai hội tụ nhiều tên tuổi của giới âm nhạc VN: Trần Hoàn, Thuận Yến, Văn An, Văn Dung, Trần Long Ẩn, Đặng Nhất Mai, Nguyễn Cường, Trương Vĩnh Tòng...

Khởi từ lòng dân và vùng đất của hát phường vải, đò đưa, ví dặm, đến nay với hằng chục lần tổ chức quy mô cấp toàn quốc và cấp tỉnh, LHTHLS đã bồi đắp nên loại hình sân khấu không chuyên, hát về Bác Hồ, đã hội tụ gần 200 lượt đoàn nghệ thuật quần chúng trong toàn quốc; riêng Nghệ An và Hà Tĩnh có tới 300 lượt đoàn đến hào hứng thi tài.

Tại LHTHLS toàn quốc lần thứ hai, A Mư Nhân - người dân tộc Chăm (Bình Thuận) biểu diễn bài hát tự sáng tác “Người Chăm ơn Bác”, đã tạo nên tiếng vang trong giới âm nhạc nước nhà. Qua những lần hội diễn sau đó tiếp tục nổi lên các giọng ca của núi rừng như: Y Mai (dân tộc Thái - Quế Phong) với bài “Thư Bác về với bản làng”; Lầu Y Tổng (dân tộc Mông) lắng đọng “Bác Hồ đến với nhân dân” dựa theo làn điệu cự xia của dân ca Mông; Hùn Phi Khăm (dân tộc Khơmú - Kỳ Sơn) say sưa bài “Nhớ Bác” phỏng điệu Tơm của dân ca Khơmú; Trương Thị Hiền (dân tộc Thổ - Quỳ Hợp) trầm lắng bài “Người vùng cao ơn Bác” theo điệu dân ca...

Từ sau liên hoan năm 1995 xuất hiện nhiều sáng tác mới về Bác Hồ dựa theo nguyên gốc hoặc phát triển từ chất liệu dân ca, dân nhạc, dân vũ đậm bản sắc vùng miền, như hát then của đoàn Cao Bằng; cải lương và các điệu lý của Đồng Tháp, Minh Hải, Cần Thơ; hát bài chòi Quảng Ngãi, hát xoan Vĩnh Phú, quan họ Bắc Ninh v.v...

Cũng chưa có liên hoan nghệ thuật nào như LHTHLS, bên cạnh các đoàn cấp huyện, cấp xã, nhân dân xứ Nghệ còn lập những đoàn gia đình, đoàn làng, đoàn xóm, rồi đến gặp BTC đăng ký thi tài, từ các cháu Trường Mẫu giáo Quang Trung (TP.Vinh) như bầy chim non đến tiếng đàn, lời ca của các cụ ông: Hanh (Nam Đàn); Ngô Hạnh, Bùi Phùng (Yên Thành); Nguyễn Tạo (Diễn Châu), các cụ bà: Am (Quỳnh Lưu), Diệu (Đô Lương), Xuân (Yên Thành) - những người suốt đời tần tảo nơi đồng quê chiêm trũng, vẫn tự tin lên sân khấu để hát về Người.

Lễ hội làng Sen toàn quốc 2010 đang gần kề. Xứ Nghệ đang chan hoà những sắc màu của những người về dự lễ hội: Màu áo bà ba Nam Bộ, màu tím Huế thướt tha, màu Tây Nguyên sặc sỡ, màu Tây Bắc nâu chàm dân dã, màu cổ kính Thăng Long qua dáng áo tứ thân dịu dàng tha thướt... Mọi người đến với xứ Nghệ đều mong được góp tiếng lòng thành kính dâng lên Bác, mong được hát mãi về Người - Hồ Chí Minh.

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong nền văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện đại

Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận của nền văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, các văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số luôn đứng trong đội ngũ chung, đã và đang sáng tạo để có nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao về tư tưởng - nghệ thuật.

Phim VN "tấn công" vào Cannes

Lần đầu tiên, một phim truyện của VN được tuyển chọn "đua" tại LHP Cannes diễn ra từ 12 - 23/5 tại thành phố Cannes, Pháp. Đó là tác phẩm đầu tay Bi, đừng sợ! của đạo diễn Phan Đăng Di. Cùng với bộ phim này, VN có 2 phim khác "lên kế hoạch" giới thiệu tại Cannes trong hoạt động song hành tại LHP: Những bức thư từ Sơn Mỹ và Cánh đồng bất tận.

Liên hoan phim CANNES 2010: Điện ảnh châu Phi trở lại

Liên hoan phim (LHP) Cannes 2010 đã mở màn vào ngày 12-5 với việc trình chiếu bộ phim mới nhất của đạo diễn Ridley Scott: Robin Hood. LHP Cannes năm nay được đánh giá mang tính toàn cầu hơn khi lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ điện ảnh châu Phi có tác phẩm tranh tài ở hạng mục Cành cọ vàng.

Đức giúp Việt Nam 4 dự án bảo tồn văn hoá

Trùng tu, phục chế cung An Định, lăng Tự Đức (Huế), đình Trần Đăng (Hà Nội), trùng tu tháp Cánh Tiên (Bình Định) - 4 dự án trong khuôn khổ chương trình bảo tồn văn hoá của Bộ Ngoại giao Đức tại VN là một minh chứng cho sự giúp đỡ, hợp tác có kết quả điển hình trong lĩnh vực văn hoá giữa hai nước.

Tân Lạc: 64 cán bộ văn hoá được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

(HBĐT) - Trong 4 ngày (11 - 14/5), phòng VHTT huyện Tân Lạc đã mở khoá bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ văn hoá, thể dục thể thao, thông tin, truyền thông cho cán bộ cơ sở năm 2010.

Vinpearl Land đăng cai thi Hoa hậu người Việt

Ngày 11/5, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa Võ Lâm Phi đã ra Quyết định số 1243/QĐ-UBND, để bãi bỏ Quyết định số 1199/QĐ-UBND (cũng do ông Phi ký và ban hành trước đó sáu ngày) về việc thành lập Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt năm 2010 tại tỉnh Khánh Hòa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục