15 học viên của chương trình.
Trùng tu, phục chế cung An Định, lăng Tự Đức (Huế), đình Trần Đăng (Hà Nội), trùng tu tháp Cánh Tiên (Bình Định) - 4 dự án trong khuôn khổ chương trình bảo tồn văn hoá của Bộ Ngoại giao Đức tại VN là một minh chứng cho sự giúp đỡ, hợp tác có kết quả điển hình trong lĩnh vực văn hoá giữa hai nước.
Chiều tối 11.5 tại TPHCM, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TPHCM, dự án trùng tu bảo tồn và đào tạo Đức (GCREP) giới thiệu 4 dự án trên.
Nhóm chuyên gia bảo tồn của GCREP gồm 3 phụ nữ: Andrea Teufel, Jill Denton, Dominique Guglieri. Bà Andrea Teufel-Giám đốc dự án, Trưởng nhóm phục chế - cho biết: Hai tổ chức phi lợi nhuận của Đức đảm trách dự án trùng tu cung An Định từ 2003-2008, tổng kinh phí dự án 290.000 euro. Cung An Định được bảo tồn, trùng tu theo tiêu chuẩn của UNESCO, việc phục chế tranh tường và trần của cung là một điểm nhấn.
Các chuyên gia của GCREP kết hợp việc trùng tu với chương trình đào tạo 15 học viên đã có kiến thức cơ bản về nghệ thuật được tuyển chọn tại Huế và các vùng lân cận. Nhóm trùng tu chủ yếu sử dụng vật liệu, công cụ có sẵn tại VN. Dự án trùng tu cổng và bình phong lăng Vua Tự Đức có kinh phí 110.000 euro. Một điều quan trọng của hai dự án tại Huế chính là sự hỗ trợ đào tạo phục chế viên cho VN.
Dự án tu tạo đình làng Trần Đăng (hơn 700 năm tuổi, nằm ở ngoại thành Hà Nội) có sự hợp tác giữa GCREP và kiến trúc sư Lý Trực Dũng, kinh phí trùng tu từ phía Đức là 90.000 euro.
Riêng về dự án trùng tu tháp Cánh Tiên, TS Đặng Hữu Thọ - Giám đốc TT Bảo tồn tỉnh Bình Định - cho biết: Kinh phí dự án 8 tỉ đồng, trong đó phía Đức hỗ trợ hơn 2 tỉ đồng (100.000 euro), tháng 12.2010, việc trùng tu sẽ hoàn tất. Tháp Cánh Tiên được chọn để trùng tu vì nằm trong thành Đồ Bàn, trên cung đường thuận lợi cho khách du lịch tham quan, có niên đại khoảng thế kỷ XII, là ngôi tháp tiêu biểu phong cách kiến trúc tháp Chàm Bình Định. Trong dự án này, phía Đức chỉ hỗ trợ về mặt tài chính.
Ông Conrad Cappell - Tổng Lãnh sự Đức tại TPHCM - đánh giá: “Sự thành công của các dự án là tổng hợp sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn văn hoá, tầm nhìn, kỹ thuật của chuyên gia Đức, tài năng, sự kiên trì của các kiến trúc sư, học viên VN”.
Theo Báo Laodong
Điều này rất có ý nghĩa đối với điện ảnh Việt Nam, khi mà nền điện ảnh của chúng ta vẫn bị coi là chưa có tên trên bản đồ điện ảnh thế giới
"Tháng 5 rợp trời hoa phượng đỏ, ơi Hải Phòng thành phố quê hương..." Bao tháng năm qua, câu hát mở đầu trong ca khúc "Thành phố Hoa phượng đỏ" thể hiện niềm tự hào của người dân đất Cảng và những người yêu mến mảnh đất này. Ðã qua 55 mùa phượng nở kể từ ngày được giải phóng, Hải Phòng vươn mình đi lên trong mặn mòi, nắng gió và ngày càng phát triển thành đô thị giàu mạnh, hiện đại và văn minh...
Gần 500 nghệ nhân, diễn viên từ 30 tỉnh thành khắp cả nước sẽ quy tụ trong đêm Dạ hội quy mô hoành tráng chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, diễn ra vào tối 12-5 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình.
Sau thành công của các phim châu Á tại Cannes năm 2009 cũng như sự tăng doanh thu phòng vé tại khu vực, các nhà làm phim châu Á đến Cannes 2010 (từ 12 đến 23-5) với nhiều hi vọng. Có sáu phim từ châu Á có mặt trong 18 phim tranh giải Cành cọ vàng năm nay.
Danh chiếm bảng vàng là kịch bản chèo của TS. Trần Đình Ngôn viết trong Cuộc vận động sáng tác về đề tài "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" và "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Bộ VHTT&DL phát động, kịch bản đã được tặng giải Nhì. Tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 12/2009, kịch bản được Đoàn chèo Bắc Giang dàn dựng đã đoạt Huy chương bạc cho vở diễn, 2 Huy chương vàng và 3 Huy chương bạc cho diễn viên. PV báo SK&ĐS đã có cuộc trò chuyện với TS, nhà viết chèo Trần Đình Ngôn.
Ba người đẹp tự ý ra nước ngoài dự thi nhan sắc trong khi Việt Nam có thể không ai đại diện tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2010 (Miss Universe) vào tháng 8 tới.