Chúng tôi đưa ám hiệu, lập tức 917 người trừ vài đồng chí ốm nặng không lê chân đi được, còn tất thảy đều có mặt ở sân. Mọi bận giờ điểm danh, chúng tôi phá bằng cách giả vờ cãi cọ ồn ào, nhưng hôm nay im ắng lạ thường. Sau ba phút yên lặng mặc niệm Bác như vậy, chúng tôi lần lượt giải tán có trật tự để về trại.

 

Ngày 5/9/1969, chúng tôi được tin Bác qua đời, do một sĩ quan quân cảnh Phú Quốc cho biết. Hôm ấy, nó bảo chúng tôi:

- Này anh, đã gặp Cụ Hồ chưa?
- Chưa! Tôi trả lời nó vậy, vì tưởng nó giở trò điều tra.
- Cụ Hồ có còn đâu để mà gặp, Cụ mất rồi!
- Ông nói giỡn đấy chớ!
- Thiệt chớ giỡn gì các anh. Thôi cứ đi làm đi rồi sau sẽ biết.

Hôm ấy, chúng tôi không tin lời viên sĩ quan quân cảnh và cho rằng, nó xuyên tạc. Nhưng hôm sau, hình như bọn cai ngục cố ý đánh rơi một mẩu báo "Tiền tuyến" của quân đội Sài Gòn. Mẩu báo có đưa tin Bác mất. Cả mấy chục nước trên thế giới, trong đó có đại diện các nước Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Campuchia, Lào… đến dự lễ tang. Tuy vậy, chúng tôi vẫn chưa tin chuyện Bác mất. Mãi đến ngày 26/9/1969, nghe một số anh em chẳng may bị bắt vào nhà lao kể lại, chúng tôi mới tin là thật.

Chúng tôi truyền đi các trại tin Bác mất và làm công tác tư tưởng, đối với anh em. Nhưng nhiều anh em nghe tin đã khóc cả ngày. Thương nhớ Bác vô cùng, song chúng tôi phải nén lòng, giải thích cho anh em: Cây đá còn phải héo mòn, con người ở trên đời phải theo quy luật "sinh lão, bệnh tử". Bác mất đi nhưng còn Đảng, còn những đồng chí kế tục sự nghiệp của Người như bác Tôn, các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… Chúng tôi phải làm một buổi học tập. Rồi chúng tôi lo tổ chức tang lễ Bác. Nói là tang lễ, nhưng thật ra trong tù chỉ hai bàn tay trắng không có phương tiện gì.

Sáng hôm 30/9, như thường lệ, bọn cai ngục gọi chúng tôi ra điểm danh. Mọi bận chúng tôi vẫn ăn mặc tả tơi, nhưng hôm đó, chúng tôi căn dặn nhau tìm cách khâu vá quần áo lại cho tương đối lành lặn.

Chúng tôi dậy sớm, tập hợp đông đủ cả Đ6 có đến hơn 900 đồng chí. Tất cả đều để đầu trần. Thường ngày anh em có khăn thì bịt đầu, có cái nón rách thì đội. Một phần che nắng, nhưng cũng chính là để đỡ đòn. Có nhiều khi roi đòn chúng bổ từ đầu bổ xuống.

Bác Hồ và các Anh hùng dũng sĩ Miền Nam.

Năm 1969 là năm Phú Quốc đổ máu nhiều nhất, cho nên chúng tôi phải tổ chức tang lễ Bác rất âm thầm, nhưng phải trang nghiêm, chu đáo. Từng hàng, từng dãy ngồi im phăng phắc. Chúng tôi đưa ám hiệu, lập tức 917 người trừ vài đồng chí ốm nặng không lê chân đi được, còn tất thảy đều có mặt ở sân. Mọi bận giờ điểm danh, chúng tôi phá bằng cách giả vờ cãi cọ ồn ào, nhưng hôm nay im ắng lạ thường.

Tên trung sĩ quân cảnh thấy vậy, hí hửng cho là chúng tôi "tiến bộ", bị đòn roi nhiều không còn "bất trị" nữa, nên cũng chẳng để ý gì. Sau ba phút yên lặng mặc niệm Bác như vậy, chúng tôi lần lượt giải tán có trật tự để về trại.

Rồi, chúng tôi tổ chức treo cờ. Cờ làm bằng vải áo chắp lại. Màu đỏ bằng đá son mài ra, màu xanh bằng lá cây, còn sao vàng bằng thuốc ký ninh chữa sốt rét. Đồng chí K nói về tiểu sử Hồ Chủ tịch, về quê quán, về gia đình của Người. Những điều đó ai ai cũng biết ít nhiều, nhưng hôm ấy, không khí thiêng liêng kính cẩn nên anh em đều rơm rớm nước mắt…

Nhiều anh em đọc thơ Bác, trong "Ngục trung nhật ký". Có đồng chí biết chữ Hán đã ngâm thơ của Người.Tiếp đó, những anh em nào biết chuyện gì về quá trình lãnh đạo cách mạng của Bác thì kể cho người khác nghe.Có anh em còn đọc những bài thơ về Bác của nhà thơ Tố Hữu.

Anh em trong trại lại nhắc nhở nhau học tập và làm theo lời Bác. Chúng tôi hứa với nhau dù bị tra tấn tàn nhẫn, dù thịt nát, xương tan, vẫn sắt son cùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, cùng cách mạng. Chúng tôi nói chuyện về Bác, gần như công khai. Bọn cảnh binh nghe thấy không phản ứng gì. Viên trung sĩ P có cảm tình với cách mạng, gặp chúng tôi, nói thiệt:

- Khi nào thống nhất, nhất định tôi sẽ về quê (quê anh ta hình như ở Hải Hưng cũ) và trước tiên, tôi sẽ xin đến thăm Lăng Cụ Hồ, thắp hương dâng Cụ.

Tiếp đó, sau khi biết chúng tôi có cuộc vận động học tập và làm theo Di chúc Bác (Di chúc được bí mật từ bên ngoài vào nhà lao), viên trung sĩ P. thường giúp đỡ chúng tôi thực hiện chương trình. Cai ngục sắp lục soát, kiểm tra phòng giam, anh ta tin cho biết trước để chúng tôi cất giấu tài liệu. Bọn quân cảnh đánh anh em tù binh, thì anh ta can ngăn và doạ:

- Này, chúng mày ác thế! Nay mai Mỹ rút thì liệu thân đó!

Lòng yêu thương kính trọng Bác Hồ của anh em nhà lao Phú Quốc đã phần nào cảm hóa kẻ địch. Ngay những tên ác ôn, cũng không dám nói động đến Bác Hồ. Còn chúng tôi càng nhớ ơn Bác càng giữ vững ý chí chiến đấu để chờ ngày toàn thắng trở về quê hương, tiếp tục đi theo con đường của Bác

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ban tổ chức trao phần thưởng cho các thí sinh đoạt giải trong hội thi.
Một màn biểu diễn trong lễ hội làng Sen 2005.
Không có hình ảnh

Lớp ảnh báo chí IMMF:Thày tuyệt vời trò xuất sắc!

"Các phóng viên ảnh VN rất khá, tôi thấy họ tiến bộ từng ngày", Tim Page nhận xét về các học trò Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam thi piano quốc tế

Cuộc thi piano quốc tế Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến 13/9/2010 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Nhà hát Lớn Hà Nội.

Hội diễn nghệ thuật quần chúng TT Đà Bắc

(HBĐT) - Tối ngày 12/5, UBND thị trấn Đà Bắc đã tổ chức hội diễn Nghệ thuật quần chúng kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010) và chào mừng Đại hội Đảng bộ thị trấn Đà Bắc, nhiệm kỳ 2010 – 2015 diễn ra trong hai ngày 13 và 14 /5.

Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong nền văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện đại

Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận của nền văn học - nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, các văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số luôn đứng trong đội ngũ chung, đã và đang sáng tạo để có nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao về tư tưởng - nghệ thuật.

Phim VN "tấn công" vào Cannes

Lần đầu tiên, một phim truyện của VN được tuyển chọn "đua" tại LHP Cannes diễn ra từ 12 - 23/5 tại thành phố Cannes, Pháp. Đó là tác phẩm đầu tay Bi, đừng sợ! của đạo diễn Phan Đăng Di. Cùng với bộ phim này, VN có 2 phim khác "lên kế hoạch" giới thiệu tại Cannes trong hoạt động song hành tại LHP: Những bức thư từ Sơn Mỹ và Cánh đồng bất tận.

Liên hoan phim CANNES 2010: Điện ảnh châu Phi trở lại

Liên hoan phim (LHP) Cannes 2010 đã mở màn vào ngày 12-5 với việc trình chiếu bộ phim mới nhất của đạo diễn Ridley Scott: Robin Hood. LHP Cannes năm nay được đánh giá mang tính toàn cầu hơn khi lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ điện ảnh châu Phi có tác phẩm tranh tài ở hạng mục Cành cọ vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục