Chiếc trống đồng cổ phát hiện ở núi Pha Dơn (Thanh Hoá), có đường kính mặt trống là 45cm, chiều cao thân là 35cm, nặng 25kg.
Ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết: Người dân địa phương vừa phát hiện thêm hai chiếc trống đồng cổ. Một chiếc được tìm thấy ở bản Sạy (xã Tam Lư), có đường kính mặt trống là 40cm, chiều cao thân trống là 30cm, trọng lượng là 20kg, có nhiều hoa văn tinh xảo. Chiếc trống đồng cổ phát hiện ở núi Pha Dơn (xã Trung Xuân), có đường kính mặt trống là 45cm, chiều cao thân là 35cm, nặng 25kg.
Căn cứ vào một số hoa văn hình cóc trên mặt trống, bước đầu xác định đây là hai chiếc trống đồng Đông Sơn, loại Heger II. Năm 2008, cơ quan chức năng huyện Quan Sơn cũng đã kịp thời vận động người dân bản Nà Tuồng (xã Sơn Thủy) giao nộp hai chiếc trống đồng cổ nặng 18kg và 35kg mà họ tình cờ phát hiện. Những chiếc trống đồng này đang được lưu giữ tại cơ quan chức năng huyện Quan Sơn Theo Báo CAND
Chiếc trống đồng cổ vừa được phát hiện ở bản Sạy (xã Tam Lư, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa).
Người dân trên địa bàn huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) vừa phát hiện, đào được hai chiếc trống đồng cổ tại xã Tam Lư và xã Trung Xuân. Hiện nay, cả hai chiếc trống này đang được bảo quản, lưu giữ tại UBND huyện Quan Sơn.
(HBĐT) - 4 tháng đầu năm, thư viện huyện Kim Bôi đã duy trì mở cửa được 48 buổi phục vụ 600 lượt bạn đọc. Có 217 thẻ đọc thường xuyên trong đó có 129 thẻ thiếu nhi và 88 thẻ người lớn.
Tối qua, 14-5, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ sơ kết và tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật báo chí xuất sắc năm 2009 về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tham dự buổi lễ có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cuộc thi piano quốc tế Việt Nam lần đầu tiên sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến 13/9/2010 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chúng tôi đưa ám hiệu, lập tức 917 người trừ vài đồng chí ốm nặng không lê chân đi được, còn tất thảy đều có mặt ở sân. Mọi bận giờ điểm danh, chúng tôi phá bằng cách giả vờ cãi cọ ồn ào, nhưng hôm nay im ắng lạ thường. Sau ba phút yên lặng mặc niệm Bác như vậy, chúng tôi lần lượt giải tán có trật tự để về trại.
Từ Mộ Ðức (Ba Tơ, Quảng Ngãi) qua 12 cây số đèo Vih'lac là tới huyện KonPlông thuộc tỉnh Kon Tum. Vih'lac là tên gọi theo ngôn ngữ của người HRê, đèo uốn lượn mềm mại, lúc ẩn, lúc hiện giữa điệp trùng núi xanh, ngàn trùng mây trắng...