Chuyên gia Pháp giúp bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Chuyên gia Pháp giúp bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Nhiều hiện vật quý tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang bong tróc, nhưng việc bảo quản chủ yếu mới bằng phương pháp thủ công

Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay, một số hiện vật bằng chất liệu đá sa thạch mềm và hầu hết hiện vật tại bảo tàng độc đáo không chỉ của Đà Nẵng, Việt Nam mà còn của thế giới này đang trong tình trạng bong tróc từng lớp mỏng trên bề mặt. Các chuyên gia của Trường Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) có thử nghiệm dùng hoá chất để tăng độ bền vững của bề mặt đá, nhưng đến nay vẫn chưa có sự đánh giá để áp dụng rộng rãi.

 

Trong khi phương pháp bảo quản còn đang tiếp tục được các nhà khoa học tìm tòi và thảo luận thì việc bảo quan hiện vật đá tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện nay vẫn bằng phương pháp thủ công, chủ yếu chỉ là làm sạch các lớp bụi bám trên bề mặt tượng, chống ẩm và hàn gắn những chỗ rạn nứt.

 

Được xây dựng vào tháng 7/1915 với sự giúp đỡ của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện có khoảng 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có gần 500 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà Bảo tàng (phân chia thành các phòng trưng bày gồm: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định); một số hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1200 hiện vật hiện đang lưu giữ trong kho.

 

Hầu hết hiện vật điêu khắc hiện có tại bảo tàng này là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, do các nhà khảo cổ Pháp sưu tập được ở các di tích Chămpa từ Quảng Bình, Quảng Trị tới Bình Định, Kon Tum cách đây hơn 1 thế kỷ và được các nhà khảo cổ VN phát hiện, bổ sung thêm qua các cuộc khai quật ở Quảng Nam, Đà Nẵng từ sau năm 1975.

 

 

Mô tả ảnh.

Du khách nước ngoài tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Ảnh: HC

 

Theo ông Võ Văn Thắng, “Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng” là tên gọi chính thức hiện nay của bảo tàng này theo quyết định hành chính. Tuy vấn đề tên gọi không quan trọng lắm, nhưng nếu có dịp điều chỉnh thì có thể sửa một chút thành “Bảo tàng Điêu khắc Chămpa (thay từ “Chăm” bằng từ “Chămpa”).

 

Do lẽ, từ “Chămpa” được dùng để chỉ một vương quốc đã hình thành và phát triển tại khu vực miền Trung từ khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ 15 với một nền văn hoá có nhiều nét độc đáo riêng biệt. Di sản vật thể của nền văn hoá Chămpa còn lại không nhiều, rất nhiều di tích đã trở thành phế tích, và các hiện vật được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm chính là hiện thân của nền văn hoá đó.
 
                                                                                                Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ảnh minh họa

Quan họ lọt vào 16 “đặc sản” độc đáo của châu Á

Đều đặn mỗi năm, tạp chí Times nổi tiếng lại xem xét các địa danh và những trải nghiệm ấn tượng nhất tại khu vực châu Á để đưa vào danh sách “Những điều tuyệt vời của châu Á.”

Ra mắt vở vũ kịch mới Mặt trời trong tim về Bác Hồ

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP Hồ Chí Minh ra mắt vở vũ kịch Mặt trời trong tim, tác giả kịch bản Tô Nguyệt Nga, đạo diễn Vũ Việt Cường. Ðây là kịch bản đoạt giải nhất trong cuộc vận động sáng tác với chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vở vũ kịch được trình diễn tại Nhà thi đấu đa năng TP Vũng Tàu vào ngày 17-5; tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh vào ngày 19-5.

Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010

Tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa tổ chức lễ phát động Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010.

Phát hiện nhiều trống đồng cổ tại Thanh Hóa

Người dân trên địa bàn huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) vừa phát hiện, đào được hai chiếc trống đồng cổ tại xã Tam Lư và xã Trung Xuân. Hiện nay, cả hai chiếc trống này đang được bảo quản, lưu giữ tại UBND huyện Quan Sơn.

Thư viện huyện Kim Bôi đón 600 lượt bạn đọc

(HBĐT) - 4 tháng đầu năm, thư viện huyện Kim Bôi đã duy trì mở cửa được 48 buổi phục vụ 600 lượt bạn đọc. Có 217 thẻ đọc thường xuyên trong đó có 129 thẻ thiếu nhi và 88 thẻ người lớn.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: Nhiều tác phẩm góp phần đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu

Tối qua, 14-5, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ sơ kết và tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật báo chí xuất sắc năm 2009 về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tham dự buổi lễ có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục