Ngày hôm qua (tức rằm tháng 4 âm lịch), tại khu di tích Tượng đài Vua Lê bên hồ Hoàn Kiếm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phối hợp Sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch Hà Nội tổ chức trang trọng Lễ hội kỷ niệm 582 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2010), với sự tham gia của hơn 1.500 người dân Thủ đô cùng nhiều du khách quốc tế.

 
Mở đầu là màn trống hội Thăng Long rộn ràng cùng trích đoạn sân khấu "Vua Lê đăng quang" do các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội  trình diễn, tái hiện sự kiện quan trọng ghi dấu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, chấm dứt 20 năm bị nhà Minh đô hộ, mở ra triều đại mới huy hoàng của lịch sử nước nhà. Tiếp đó là lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống diễn ra trang trọng tại khu di tích Ðình Nam Hương - Tượng đài Vua Lê, với sự tham gia của các đội tế lễ, nhân dân các phường trong khu phố cổ Hà Nội cùng đông đảo du khách.


Sau lễ dâng hương là cuộc diễu hành biểu dương lực lượng chung quanh hồ Hoàn Kiếm, với sự tham gia của các đội múa lân, múa rồng, các đoàn rước cờ lệnh "Thượng đẳng tối linh từ" (tước hiệu được vua sắc phong cho thần Long Ðỗ vì có công bảo vệ Kinh thành), 10 lá cờ ngũ sắc; biển Ðông Trấn - biểu tượng của đền Bạch Mã trấn Ðông thành Thăng Long cùng bát bửu, lọng, tàn, tán, kiệu long đình rước từ chùa Vũ Thạch (phường Tràng Tiền), Quán - Chùa Huyền Thiên (phường Ðồng Xuân) và đình Yên Thái (phường Hàng Gai). Tại sân khấu ngoài trời trên đường Lê Thái Tổ, và đoạn hè bên hồ, đối diện Tượng đài Vua Lê diễn ra các hoạt động sôi nổi như: biểu diễn trích đoạn chèo "Hội trả gươm", trình diễn võ thuật "Lam Sơn tụ nghĩa", giới thiệu các dòng tranh, thư pháp, các trò chơi dân gian...


Lễ hội kỷ niệm 582 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang là hoạt động trọng tâm trong Ðề án nghiên cứu và tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
 
 
                                                                                                              Theo ND

Các tin khác

Các thành viên của mạng lưới VTIK thảo luận về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc Tày
Không có hình ảnh

Ai sẽ là Picasso của Việt Nam?

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam hy vọng sẽ tìm thấy một Picasso của Việt Nam thông qua Cuộc thi Tài năng 2010 trong lĩnh vực hội họa.

Hà Nội thiếu trầm trọng điểm vui chơi cho trẻ em

“Hết vé! Hết vé! Chỉ còn một loại vé ngày thường”... là câu trả lời của nhân viên bán vé tại một số điểm vui chơi hấp dẫn trẻ em tại Hà Nội ngày 26/5. Nhiều vị phụ huynh sốt sắng, chạy đôn đáo mấy nơi để tìm mua được vé vui chơi cho con theo ý muốn. Nhưng sau khi hỏi cô nhân viên bán vé, các phụ huynh phải gọi điện thoại cho người thân bàn bạc chuyển ngày giờ, địa điểm vui chơi cho con.

Festival Huế: Sự trở lại của các nghệ sĩ quốc tế tên tuổi

Ngoài việc lần đầu tiên có mặt các đoàn nghệ thuật của Cuba, Haiti, Senegal, Đan Mạch, Na Uy, Ba Lan, Mexico, Festival Huế 2010 còn đánh dấu sự trở lại của các nghệ sĩ quốc tế tên tuổi.

Múa dân tộc: Đâu là bản sắc?

“Có điều kiện, có tiền, nên trang phục của các diễn viên đã được đầu tư bắt mắt, nhưng rất tiếc không phải của dân tộc Mông. Trang phục của người Mông mà lấp lánh kim tuyến, giống trang phục của người Trung Quốc. Múa Tây Nguyên thì cứ lắc đầu lắc tóc như thổ dân Úc…” - Nhà lý luận phê bình múa Thái Phiên - Thành viên ban tổ chức Cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, chia sẻ với chúng tôi khi cuộc thi vừa khép lại.

Cơ hội cho phim Việt!

Có thể xem Nghị định 54/CP là bệ đỡ cho ngành sản xuất phim Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển, tuy nhiên một số quy định vẫn chưa khả thi

Cùng văn công thăm đảo Trường Sa

Không nhạc nền, không nhạc cụ thì… hát chay. Không đứng hát được thì ngồi hát. Nào chèo, nào quan họ, cải lương, nhạc trẻ, nhạc đỏ…Những giọng ca khỏe khoắn cứ vang vọng cả mặt biển mênh mang, át tất cả những tiếng sóng ì oạp quen thuộc hàng ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục