Các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật đường phố Le Siphon Cosmique (Pháp) cùng các diễn viên là học sinh trường Nguyễn Trãi đang tập luyện. Ảnh: Đăng Khoa

Các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật đường phố Le Siphon Cosmique (Pháp) cùng các diễn viên là học sinh trường Nguyễn Trãi đang tập luyện. Ảnh: Đăng Khoa

Tối nay, tại sân khấu Ngọ Môn, Festival Huế 2010 khai mạc, mở đầu cho 9 ngày - đêm tràn ngập những đại tiệc văn hoá mang đậm dấu ấn không chỉ của Huế, Việt Nam, mà còn của những “bạn bè” đến từ 5 châu lục.

Mặc dù đã qua kỳ tổ chức lần thứ sáu, nhưng Festival Huế vẫn không có sự lặp lại, vẫn luôn tươi mới và quyến rũ... 

5 châu tụ hội

“Khai mạc Festival Huế 2010 là một chương trình nghệ thuật đặc biệt, nhiều điểm nhấn gây ấn tượng mới lạ, hấp dẫn mang tầm của một đại lễ. Âm hưởng chủ đạo của chương trình là sự tôn vinh giá trị của di sản, của văn hoá truyền thống, là sự gặp gỡ đầy ấn tượng của đại diện các nền văn hoá ở 5 châu lục.

Tất cả cùng đến với lễ hội trong niềm hoan ca để được khẳng định chính mình, được cùng chung vui chào đón và đặc biệt không tạo nên sự gián cách, tách biệt giữa công chúng đến xem và người nghệ sĩ biểu diễn như thông lệ của mọi chương trình”, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Ngọc Cường - Tổng đạo diễn đêm khai mạc Festival Huế 2010 - cho biết.

Ngoài lực lượng nghệ sĩ, diễn viên chủ yếu đến từ các đơn vị nghệ thuật của tỉnh và địa phương bạn như:  Nhà hát Bông Sen TP.Hồ Chí Minh, Quân đội, một số nghệ sĩ Solit của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam... còn có đại diện các đoàn nghệ thuật quốc tế tiêu biểu về màu sắc, loại hình nghệ thuật phù hợp để cấu trúc chương trình như: Pháp, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ...

Tất nhiên sự luôn mới không chỉ có ở đêm khai mạc, mà thể hiện ở tất cả các chương trình nghệ thuật trong, ngoài nước, là lần đầu tiên có sự tham gia đầy đủ của 5 châu với các đoàn nghệ thuật “lạ” đến từ Cuba, Mông Cổ, là những lễ hội mới toanh như “Hành trình mở cõi”, “Thao diễn thuỷ binh thời Chúa Nguyễn”, “Đêm phương Đông”... Ngay cả lễ hội đặc trưng của Festival Huế là “Lễ hội áo dài” năm nay cũng mới hoàn toàn từ nội dung, thông điệp, địa điểm...

Khai thác ngày càng sâu chủ đề

Ông Nguyễn Duy Hiền - GĐ Trung tâm Festival Huế - cho biết, qua mỗi kỳ tổ chức, Festival Huế được đẩy mạnh hơn một chút về tính cộng đồng và xã hội hoá, gắn liền với yêu cầu đặt ra từ đầu - người dân phải là chủ thể của lễ hội. Năm nay, những đặc tính trên thể hiện qua việc trong các lễ hội “đinh” như: “Huyền thoại sông Hương”, “Hành trình mở cõi”, “Thao diễn thuỷ binh thời Chúa Nguyễn”, “Tế giao”... với hơn 90 diễn viên quần chúng...

Cũng theo ông Hiền, Festival Huế 2010 tiếp tục khai thác chiều sâu của chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển” đã đặt ra từ nhiều năm trước bằng cách tiếp tục tôn vinh các giá trị di sản (vật thể và phi vật thể) của Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Các sân khấu của Festival Huế 2010 còn là nơi giới thiệu, gặp gỡ của các chương trình nghệ thuật đương đại có đẳng cấp, chọn lọc đến từ khắp nơi trên thế giới. Và phần lớn các chương trình này đều ít nhiều mang yếu tố Việt Nam.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục