Sự hội ngộ diễn ra tại sân trước điện Thái Hòa (Huế) vào các đêm 5 và 7-6, với sự có mặt của sưu tập trang phục tám nước phương Đông gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Mông Cổ, Ấn Độ và nước chủ nhà VN.
Chương trình tiếp tục diễn ra vào tối 8-6 và các tối từ 10 đến 12-6.
Trang phục của nước chủ nhà Việt Nam |
Rất nhiều người xem thật sự ngỡ ngàng bởi sự phong phú, khác lạ đến mức lộng lẫy của mười bộ sưu tập trong cùng một show diễn, trong một không gian quá đỗi sang trọng của sân thiết đại triều ngày xưa.
Bảy nước trong khu vực phương Đông đem đến cho đêm diễn bảy sưu tập trang phục đặc sắc bậc nhất của mình; trong số đó ngoài một số sưu tập trang phục được chuyển hóa, cách điệu từ truyền thống. Một số quốc gia đã gửi đến những trang phục nguyên bản từ ngàn xưa và hiện nay vẫn được sử dụng như xà rông của Lào, sari của Ấn Độ... Tất cả đều được trình diễn trên nền những làn điệu âm nhạc dân gian truyền thống của mỗi nước.
Về trang phục của nước chủ nhà Việt Nam, rất nhiều người ngỡ ngàng trước sưu tập của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi, một nghệ nhân đến từ Thường Tín, Hà Nội thông qua bộ áo dài trên những hoa văn của trang phục cung đình.
Kế đến là sưu tập của nhà thiết kế Sỹ Hoàng với những bộ trang phục mang tính lễ hội lấy ý tưởng từ rồng và phượng cung đình.
Trang phục của Trung Quốc |
Trang phục của Nhật Bản |
Khán giả vô cùng ấn tượng với sưu tập của nhà thiết kế Minh Hạnh qua những bộ áo dài lấy ý tưởng từ những ấn triện và hoa văn cung đình Huế, được phát triển theo hướng hiện đại…
Đạo diễn chương trình "Đêm phương Đông" cho biết ý tưởng muốn khán giả có cơ hội lĩnh hội sự tương tác văn hóa thông qua trang phục và âm nhạc trong một sô diễn, trong đó đặc biệt là trang phục. Bởi lẽ trang phục bao giờ cũng có những giá trị rất riêng, rất mãnh liệt.
Trang phục của Thái Lan |
Đối với trang phục của người Việt, nhà thiết kế Minh Hạnh nói: “Có điều khá đặc biệt là chúng ta ở khu vực Đông Nam Á, trong khi trang phục lại là Bắc Á. Điều đó do lịch sử để lại mà không nước nào xung quanh có được. Đây cũng chính là một trong những giá trị lớn nhất của văn minh và theo chúng tôi đây chính là điểm mạnh nhất của VN, tạo cho mình sự văn minh rất sớm. Người Việt rất biết cách chọn lọc những tinh hoa người ta đưa đến cho mình!”.
Theo Báo Tuoitre
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - vừa có văn bản đồng ý với đề nghị của Hội Khoa học lịch sử VN về việc thực hiện dự án nói trên.
Một trong những chương trình đặc sắc được chờ đợi, mang tính truyền thống của Festival Huế là lễ hội áo dài đã diễn ra vào tối ngày 8.6. Với chủ đề “Vọng thiên niên” - hướng về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, lễ hội áo dài năm nay diễn ra trên nền nhạc là những bài hát về Hà Nội.
Ngày 10/10/2010 - tâm điểm của đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội sẽ diễn ra lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình trong khoảng 100-120 phút.
Tối 7-6, tại bờ bắc sông Hương, trước đình Kim Long, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) diễn ra Lễ hội tái hiện nghệ thuật "Cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn". Ðây là lễ hội lần đầu được tổ chức tại Festival Huế với quy mô lớn, độc đáo nhân kỷ niệm 375 năm chúa Nguyễn Phúc Lan xây dựng Kinh đô xứ Ðàng Trong (1635-2010).
Chương trình lặp đi lặp lại ý tưởng; lứa ca sĩ “vàng” tàn lụi trong khi lớp ca sĩ mới chưa đủ sức thay thế... khiến chương trình Thúy Nga Paris ngày càng nhàm chán
63 tuổi, một mình với một chiếc chaly nhỏ bé lỉnh kỉnh những "túi đồ nghề", họa sĩ Đặng Ái Việt (vợ của cố NSND Phạm Khắc) rong ruổi khắp Bắc, Trung, Nam chỉ để tìm, vẽ cho được chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.