Một màn diễn trong Huyền thoại sông Hương.
Tối 12-6, trên sông Hương (TP Huế) diễn ra Chương trình Huyền thoại sông Hương, bắt đầu từ Ðiện Hòn Chén đến Nghinh Lương Ðình.
Ðây là một lễ hội hoành tráng, hấp dẫn trong Festival Huế 2010, giúp du khách có dịp khám phá những huyền thoại trên dòng Hương qua nhiều di tích đã tạo nên lịch sử của mảnh đất Phú Xuân - Huế bằng một chương trình nghệ thuật độc đáo.
Huyền thoại sông Hương là chương trình sân khấu hóa được dàn dựng hết sức công phu dựa trên yếu tố lịch sử, huyền thoại và vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của sông Hương trữ tình. Nội dung chương trình tái hiện lại cảnh sinh hoạt và các nghi lễ của cung đình xưa. Chương trình được dàn dựng dựa trên cơ sở một họa đồ về cảnh thuyền vua du sông dưới triều đại nhà Nguyễn, đưa du khách trở về một miền ký ức của lịch sử, của dòng Hương thơ mộng trên một chiếc thuyền cung đình và 20 chiếc thuyền rồng. Khởi đầu từ bến Than, du khách được đón thuyền rồng ghé điện Hòn Chén, nơi có các cung nữ dâng thẻ xăm cùng những lời chúc tụng lên thuyền và bắt đầu cuộc hành trình về hạ nguồn đến điểm cuối là Nghinh Lương Ðình, trước mặt Phu Văn Lâu. Du khách được thưởng thức ẩm thực, lắng nghe sông Hương kể về những huyền thoại của mình qua 9 điểm nhấn của hành trình. Tại các điểm này được bố trí hết sức hoành tráng với công nghệ kỹ thuật ánh sáng và nghệ thuật diễn xướng của đông đảo các diễn viên. Sân khấu Nghênh Lương Ðình được dàn dựng thành ba tầng và Huyền thoại sông Hương tiếp tục được kể qua các loại hình như hoạt cảnh, tổ khúc, vũ khúc, ngâm thơ...
* Ngày 12-6, tại các sân khấu trong khu vực Ðại Nội -Huế như sân khấu Ðông, Tây Ðiện Thái Hòa, nhà hát Duyệt Thị Ðường, Ðại Cung Môn, Cung Diên Thọ... diễn ra các hoạt động nghệ thuật của đoàn Zvontsy - Nga, đoàn ca múa nhạc Vân Nam- Trung Quốc, đoàn múa Odissi - Ấn Ðộ, đoàn Jedliniok - Ba Lan... Ðặc biệt, đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề Lời thiên thu gọi tại vườn Cơ Hạ, đã thu hút đông đảo du khách thưởng thức. Sân khấu Lời Thiên thu gọi giản đơn nhưng vô cùng đẹp dưới bóng của cây đa cổ giữa đêm lễ hội rực rỡ sắc mầu.
Theo Báo ND
Đánh giá về hoạt động điện ảnh và truyền hình TPHCM trong 5 năm qua, Đại hội Hội Điện ảnh TPHCM cho rằng điện ảnh thành phố đã có nhiều thành tựu. Một thị trường phim ảnh đang hình thành và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.
Với thực tiễn công việc của một người tham gia những phim về lịch sử và truyền thống dân tộc, nhiều năm liền tôi trăn trở về những thước phim tư liệu, mà những nhà làm phim tiền bối đã thực hiện từ chiến trường đẫm máu và nóng bỏng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ.
Theo nhà nghiên cứu, tiến sĩ sử học Trần Đình Luyện (Nguyên giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh), loại hình sinh hoạt ca trù vốn là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa xưa ở nhiều làng xã vùng Kinh Bắc, Bắc Ninh.
Một trong những chương trình chính rất được kỳ vọng trong Festival Huế năm nay là tác phẩm sân khấu hóa diễn xướng nghệ thuật truyền thống “Hơi thở của nước” do Công ty truyền thông Vẻ đẹp Việt sản xuất, kịch bản của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng và nhà văn Trần Ngọc Linh, tổng đạo diễn Lương Tử Đức. Chương trình được biểu diễn vào ba tối 6, 9 và 11/6.
Sau ba ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, tối 10-6, Liên hoan phát thanh (LHPT) toàn quốc lần thứ chín năm 2010, do Ðài Tiếng nói Việt Nam tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, đã thành công tốt đẹp và bế mạc.
(HBĐT) - Ngày 9/6 , Đài PT - TH huyện Tân Lạc phối hợp với phòng VH-TT và Huyện đoàn tổ chức liên hoan tiếng hát măng non trên sóng phát thanh - truyền hình huyện năm 2010.